Trong quá trình kinh doanh, không ít lần doanh nghiệp gặp tình trạng hàng bán bị trả lại. Nếu gặp tình trạng đó, kế toán doanh nghiệp sẽ xử lý thế nào khi kê khai thuế giá trị gia tăng? Hãy đọc bài viết sau để chắc chắn với việc xử lý chính xác theo đúng pháp luật. 

Những thông tin cần nắm vững: 

Trước khi tìm hiểu cách kê khai thuế GTGT đối với hàng hoá bị trả lại thì bạn cần nắm vững chắc chắn về thuế GTGT cũng như hàng hoá bị trả lại khi bán. 

Thuế GTGT là loại thuế được xác định dựa trên giá trị tăng thêm của HH, DV trong khi sản xuất, và cả từ lưu thông đến tiêu dùng. Nghĩa là loại thuế này sẽ đánh vào mọi giai đoạn của quá trình sản xuất và kinh doanh. Được tính từ khi nguyên liệu thô cho đến hình thành sản phẩm và giao dịch đến tay người tiêu dùng. Tuy vậy, mức thuế này sẽ chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của các giai đoạn. Tổng số thuế sẽ tính bằng số thuế theo giá bán cho người tiêu dùng. 

Có thể nói thuế GTGT là loại thuế gián thu mà trong đó người nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh, người chịu thuế là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cuối cùng. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh chỉ ở vai trò thu hộ tiền thuế của người dùng và nộp vào ngân sách nhà nước. 

Đối với hàng hoá bị trả lại nghĩa là các sản phẩm, hàng hoá đã bán nhưng do vi phạm về chất lượng, quy cách… bị người mua trả lại. Và doanh thu hàng bán bị trả lại là khoản giảm trừ DT phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ thuế sẽ xem xét và xác định doanh thu thực sự phát sinh trong kỳ là bao nhiêu. 

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT với hàng bán bị trả lại: 

Thực chất trong hoạt động kinh doanh việc hàng bán bị trả lại rất dễ phát sinh. Nếu hàng bán không đạt tiêu chuẩn đưa ra trong hợp đồng, vi phạm các lỗi về phẩm chất, loại, mẫu thiết kế thì sẽ bị người mua trả lại và doanh nghiệp đòi hỏi phải nhận hàng đã tiêu thụ. Điều đó đòi hỏi việc hạch toán hay kê khai thuế GTGT cần thiết và công ty sẽ phải tuân thủ các quy định để không rơi vào tình trạng lời giả lỗ thật khi kinh doanh. 

Dựa vào Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng  số 13/2008/QH12 đưa ra rất rõ về quy định tính thuế: Với hàng hoá, DV do cơ sở sản xuất bán ra là giá chưa gồm thuế GTGT. 

Với hàng hoá, dịch vụ nếu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. 

Dựa vào điều trên nghĩa là người bán hàng khi đã xuất hoá đơn, người mua nhận hàng. Nhưng người mua phát hiện hàng hoá không đảm bảo nên trả lại toàn bộ hay 1 phần hàng hoá. Khi xuất hàng trả lại cho người bán trước đó thì đòi hỏi đơn vị đó phải lập hoá đơn. Trên hoá đơn cần thể hiện rõ hàng hoá trả lại cho người bạn do không đúng chất lượng, tiền thuế GTGT. Lúc này người bán cần lập HĐ khi bán hàng hoá, DV gồm trường hợp HH, DV để khuyến mãi, quảng bá hay dùng để cho, biếu tặng, trao đổi hay trả thay lương cho NLĐ hoặc dùng nội bộ, xuất HH theo hình thức cho cay, mượn hoặc trả HH. 

Nếu trong trường hợp bên mua không có hoá đơn thì khi trả lại hàng hoá, bên mua và bán cần phải lập biên bản ghi chi tiết loại HH, số lượng, GT hàng trả lại không có thuế GTGT theo đơn bán hàng, lý do trả lại và biên bản thu hồi hoá đơn đã lập trước đó. 

 

Những lưu ý mà doanh nghiệp cần biết về thời điểm: 

Để có những cách xử lý đúng đắn, chính xác các công ty cần để ý đến việc phát sinh hàng  bán trả lại vào hai thời điểm là cùng kỳ hay khác kỳ: 

Nếu việc phát sinh hàng hoá bị trả lại ở khác kỳ thì hoá đơn xuất bán hàng và hoá đơn trả lại hàng cần được kê khai ở hai kỳ khác nhau. 

Nếu việc phát sinh hàng hoá bị trả lại ở trong kỳ: nếu chỉ phát sinh 1 hoá đơn trả lại thì sẽ thực hiện kê khai vào kỳ hiện tại. Và thực hiện kê khai giảm doanh số và số thuế GTGT phải kê khai âm. Nếu phát sinh nhiều hoá đơn thì cần phải trừ số tiền doanh số và số thuế GTGT của HĐ trả lại. 

Có thể nói việc kê khai thuế GTGT với hàng hoá bị trả lại không quá phức tạp nếu kế toán viên của công ty là người có nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh. Nếu doanh nghiệp bạn vẫn khó khăn trong việc xử lý các tình huống phát sinh, có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: