Chi phí kế toán và chi phí thuế TNDN khiến nhiều kế toán viên hay nhầm lẫn và hiểu sai. Thực tế 2 chi phí này có những đặc điểm khác nhau. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy định, tính chất của 2 khoản này, chúng tôi xin đưa ra thông tin dưới bài viết sau.
Khái niệm chi phí kế toán:
Chi phí kế toán sẽ gồm những khoản chi phí mà các công ty thực hiện phải bỏ ra khi sản xuất HH và DV. Những khoản có thể kể ra là khấu hao thiết bị, nhà xưởng, mua sắm nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương, các khoản lãi đi vay… Những khoản này thường gắn với số lượng đầu ra sản xuất.
Chi phí kế toán được thể hiện rõ qua các dòng tiền mà người lãnh đạo chi trả, thanh toán các khoản chi phí ban đầu mà công ty bỏ ra đầu tư cho việc SX, KD.
Chi phí này dễ dàng ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản mà mọi người có thể kiểm chứng.
Khác nhau giữa 2 khoản chi phí:
Yếu tố khái niệm:
Chi phí kế toán: bao gồm các khoản chi phí mà công ty bỏ ra trực tiếp nhằm đầu tư trong khi sản xuất, cung cấp dịch vụ.
Chi phí tính thuế TNDN sẽ bao gồm các khoản chi phí thuế TNDN hiện tại và phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ mục đích để xác định kết quả HĐKD sau thuế của công ty.
Yếu tố quy định:
Chi phí kế toán sẽ cần áp dụng các quy định theo luật kế toán
Chi phí tính thuế thu nhập DN áp dụng các quy định theo luật thuế.
Yếu tố chi phí phát sinh trong kỳ không có hoá đơn:
Với Luật kế toán: Tính vào chi phí hợp lý, và ghi nhận theo thực tế chi.
Ví dụ như sau: Công ty A chi mua quạt của cửa hàng Điện máy với giá 300.000 VND và công ty A thanh toán tiền mặt. Lúc này cửa hàng viết hoá đơn bán lẻ. Dựa vào Luật kế toán thì đây là khoản chi phí hợp lý và được viết như sau:
Nợ TK 6422: 300.000đ
Có TK 111: 300.000đ
Với Luật thuế: Nếu khoản chi phí mà không có HĐ GTGT và chỉ có hoá đơn bán lẻ thì không được tính là chi phí trừ. Trừ TH công ty lập bảng kê thu mua HH không hoá đơn.
Ví dụ: Khi công ty rau cung cấp rau cho hệ thống siêu thị. Họ mua rau từ nông dân nên không xuất hoá đơn.
Nguyễn Văn A; 4.000.000
Nguyễn Văn B: 5.000.000
Lúc này công tư Rau phải lập bảng để được xác định rõ chi phí đầu vào.
Yếu tố chi phí khấu hao TS cố định:
Về thời gian:
Luật kế toán sẽ tính theo thời gian sử dụng của tài sản/
Luật thuế sẽ tính dự theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Về khấu hao tài sản cố định tương ứng với phần nguyên giá trên 1,6 tỷ là ô tô.
Luật kế toán: Tính theo giá mua thực tế và phần thuế GTGT tương ứng. Khấu hao trên nguyên giá là chi phí hợp lý.
Luật thuế: Không được ghi nhận và tính vào chi phí phần nguyên giá trên 1.6 tỷ.
Yếu tố chi phí phạt vi phạm hành chính:
Nếu có những khoản phạt như vi phạm giao thông, vi phạm về thuế, ĐKKD… sẽ được tính như sau:
Với Luật Kế toán: Sẽ tính vào chi phí hợp lý và ghi nhận, hạch toán chi tiết vào sổ sách KT.
Với Luật thuế: Không được tính vào CP hợp lý và hoàn toàn không được trừ khi tính thuế TNDN
Yếu tố chi phí tiền lương:
Về Luật kế toán: Được tính vào Chi phí hợp lý và ghi nhận, hạch toán chi tiết vào sổ KT.
Về Luật thuế: Hoàn toàn không được tính vào CPHL và không được trừ vào thuế TNDN.
Yếu tố chi trang phục cho NLĐ bằng tiền của họ quá 5 tr/người.năm:
Về Luật kế toán: Khoản này sẽ được tính vào chi phí hợp lý và sẽ ghi nhận trong sổ sách KT.
Về luật thuế: Không được xem là CP hợp lý và không được trừ khi tính thuế TN công ty. Nhưng nếu là chi bằng hiện vật thì được khấu trừ nếu có hoá đơn.
Yếu tố chi phí lãi vay của ĐT ngoài tổ chức TD hoặc KT:
Về Luật Kế toán: Được tính chi phí cho phần chi phí lãi vay dựa vào lãi suất TT, ghi nhận trong sổ kế toán.
Về luật thuế: Chỉ tính chi phí hợp lý nếu phần vay không quá mức 150% LSCB do NHNN công bố.
Với những sự khác nhau trên đây, hy vọng kế toán viên không bị nhầm lẫn gây nên những sai lầm trong khi làm sổ sách. Mọi thông tin cần được hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.