Tik Tok ra đời thu hút nhiều người dùng sử dụng. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho việc bán hàng của nhiều người. Tuy nhiên ít ai biết việc bán hàng trên Tik Tok có phải đăng ký kinh doanh không? Và mức thuế áp dụng trên kênh này là gì? Những thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp dưới đây.
Có phải đăng ký kinh doanh khi bán hàng TIktok
Để giải đáp thắc mắc này trước tiết chúng ta cần tìm hiểu khi đăng ký tài khoản bán hàng trên Tik Tok shop, người dùng cần cần đảm bảo giấy tờ gì.
Tuỳ thuộc vào việc bạn kinh doanh theo mô hình cá nhân hay Hộ kinh doanh hay doanh nghiệp mà nền tảng này yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ khác nhau.
Nếu là cá nhân cần cung cấp CMND hoặc CCCD của người đăng ký.
Nếu là hộ kinh doanh cần phải có giấy CN Đk Hộ kinh doanh và MST.
Nếu là công ty cần có giấy CN ĐKDN cùng MST của doanh nghiệp.
Như vậy rõ ràng nếu bạn mở shop trên Tik Tok shop theo loại hình HKD và doanh nghiệp thì chắc chắn cần đăng ký kinh doanh. Nếu cá nhân mở theo quy mô nhỏ lẻ nếu muốn đảm bảo ổn định lâu dài và tránh bị xử phạt khi có thanh tra thì cũng nên xin phép KD.
Có cần phải nộp thuế khi bán hàng trên Tik Tok?
Việc gian hàng có phát sinh thu nhập khi kinh doanh cần phải có nghĩa vụ đóng thuế theo nguyên tắc:
Về hình thức đóng thuế:
Hình thức này được chia làm 2 trường hợp:
TH 1: Người bán chưa ĐK thuế tại VN:
Lúc này chủ shop là doanh nghiệp không cần tiến hành nộp thuế bởi TIk Tok sẽ chủ động thu 5% thuế TNDN và 5% thuế GTGT đối với cá giao dịch trên nền tảng này sau đó sẽ nộp lại cho Tổng cục Thuế VN.
TH 2: Người bán đã Đk thuế tại VN
Chủ shop sẽ cung cấp mã số thuế cho Tiktok shop. Sau khi được xác nhận, Tik Tok sẽ không thu bất kỳ khoản thuế nào từ giao dịch VN và chủ shop sẽ tự chịu trách nhiệm về việc kê khai và nộp theo quy định. Trong quá trình xác nhận nếu shop có giao dịch thì TikTok vẫn sẽ thu 5% GTGT và 5% TNDN từ giao dịch. Khoản này sẽ không hoàn lại trừ khi bạn yêu cầu hoàn lại số tiền theo ĐKTT của Tik Tok.
Những quy định về các khoản thuế cần nộp trên Tik tok
Nếu bạn đã ĐK thuế tại VN và đã được xác thực MST từ Tiktok thì cần tiến hành kê khai và nộp thuế như sau:
Với cá nhân, HKD:
Nếu cá nhân, HKD có tổng doanh thu từ hoạt động KD trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng sẽ cần đóng các thuế như TNCN, GTGT, thuế môn bài. Nhưng nếu số doanh thu dưới 100 triệu đồng thì không cần đóng 3 loại thuế này.
Thuế GTGT, TNCN:
Cách tính thuế cá nhân, HKD trên Tiktik shop là tỷ lệ thuế được dựa vào doanh thu và doanh thu tính thuế theo công thức:
Số thuế TNCN cần nộp sẽ là Doanh thu tính thuế x tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
Tỷ lệ thuế bán hàng online đối với thuế GTGT 1%, TNCN 0,5%
Doanh thu tính thuế GTGT, TNCN là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền cung ứng dịch vụ, tiền hoa hoa hồng, tiền công, BH phát sinh trong kỳ thuế.
Nếu người bán không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định nhưng không đúng thực tế thì cơ quan thuế sẽ xác định số thuế bằng cách ấn định.
Thuế môn bài:
SHop sẽ cần tiến hành nộp lệ phí môn bài mới mức thuế:
Nếu tổng doanh thu bán hàng từ 100-300 triệu động thì cần đóng 300.000 đồng/ năm
Nếu tổng doanh thu bán hàng từ 300-500 triệu đồng thì cần đóng 300.000 đồng/năm.
Nếu tổng doanh thu nhiều hơn 500 triệu đồng thì chủ shop cần đóng 1.000.000 đồng/năm.
Nếu là cá nhân, HKD lần đầu hoạt động SX KD thì miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên.
Với Doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp thì các loại thuế doanh nghiệp cần nộp sẽ là thuế GTGT, thuế môn bài, TNCN, TNDN.
Về thuế GTGT:
Cụ thể như sau:
Nếu doanh thu từ 1 tỷ động trở lên sẽ theo phương pháp khấu trừ
Nếu doanh thu dưới 1 tỷ đồng thì theo phương pháp trực tiếp.
Với phương pháp khấu trừ cần thực hiện theo công thức:
Tiền thuế phải nộp= Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Với phương pháp trực tiếp thì dựa theo 2 cách:
TÍnh trực tiếp trên GTGT:
Tiền thuế phải nộp= 10% x GTGT ( Giá HH bán ra- Giá HH mua vào)
Tính trực tiếp trên doanh thu:
Tiền thuế phải nộp = Thuế suất thuế GTGT ( 1%) x Giá HH bán ra.
Về thuế TNCN:
Đây là loại thuế mà công ty nộp thay cho NLĐ khi có phát sinh trả lương và thu nhập tính thuế >0. Để xem về cách tính cần dựa vào cá nhân cư trú hoặc không cư trú.
Nếu cá nhân cư trú:
Cần dựa vào công thức sau:
Số thuế TNCN= Thu nhập tính thuế x thuế suất.
Với thu nhập tính thuế= Tổng thu nhập – khoản giảm trừ- Khoản miễn thuế.
Nếu cá nhân không cư trú:
Số thuế = Thu nhập tính thuế x 20% thuế suất.
Về thuế TN DN:
Đây là loại thuế dựa trên lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi trừ hết các khoản CP hợp lý.
Thuế TNDN= Thuế suất TNDN ( 20%) x ( TN tính thuế – Phần trích lập ( nếu có)
TN tính thuế = TN chịu thuế – ( các khoản lỗ + TN miễn thuế)
TN chịu thuế= Doanh thu – Chi phí được trừ + các khoản TN khác.
Về lệ phí môn bài:
Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì thuế môn bài 3.000.000 VNĐ
Nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng thì thuế môn bài 2.000.000 VNĐ.
Nếu vi phạm việc nộp hồ sơ khai thuế sẽ bị xử phạt:
Dựa vào Nghị định 125/2020/ NĐ-CP, tuỳ vào từng vi phạm cụ thể mà có các mức phạt khác nhau:
Nếu nộp hồ sơ khai thuế trễ hơn từ 1-5 ngày, có yếu tố giảm nhẹ sẽ bị phạt cảnh cáo.
Nếu nộp hồ sơ khai thuế trễ hơn 1-30 ngày bị phạt 2 triệu -5 triệu đồng.
Nếu nộp hồ sơ khai thuế trễ hơn 31 -60 ngày sẽ bị phạt 5 triệu – 8 triệu đồng.
Nếu doanh nghiệp có những hành vi như:
Không nộp HS khai thuế nhưng không có số thuế phải nộp phát sinh
Nộp HSKT trễ hơn 61-90 ngày
Nộp HSKT trễ hơn 91 ngày nhưng không có phát sinh số thuế phải nộp
Không nộp các phụ lục theo quy định.
Các doanh nghiệp phạm các lỗi này sẽ bị phạt 8 triệu- 15 triệu đồng
Nếu nộp hồ sơ trễ hơn 90 ngày, có số thuế phải nộp phát sinh và người chủ đã nộp đủ số tiền chậm nộp trước khi: Biên bản về hành vi chậm nộp HSKT hoặc quyết định thanh tra được công bố, thì sẽ bị phạt từ 15 triệu đồng – 25 triệu đồng.
Trên đây là những thông tin cần thiết khi bạn muốn bán hàng trên Tik Tok. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi,