Mô hình nhượng quyền thương hiệu khá phổ biến hiện nay trên thị trường đặc biệt là ngành hàng cafe. Những thương hiệu cafe áp dụng mô hình này như Cộng Cafe, Highlands Coffee, Trung Nguyên…Vậy để nhượng quyền thương hiệu cafe, những điều kiện và lưu ý gì khi thực hiện; những thông tin sau đây sẽ cung cấp thông tin chính xác cho các bạn.
Lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu:
Để đảm bảo việc nhượng quyền thì phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Xem xét về điều kiện của bên nhượng quyền:
Dựa vào Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP đưa ra quy định đơn vị nhượng quyền cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Hệ thống KD dùng để nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 1 năm. Nếu người VN là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài thì người VN phải KD theo hình thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm ở VN rồi mới có quyền nhượng quyền.
Đã thực hiện việc ĐKHĐ nhượng quyền với cơ quan chuyên trách theo quy định.
Hàng hoá, dịch vụ KD không vi phạm quy định của PL Việt Nam.
Hiện nay, theo Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP đã quy định bên nhượng quyền chỉ cần thoả mãn tiêu chí hệ thống KD để nhượng quyền được hoạt động ít nhất 1 năm.
Xem xét điều kiện của hệ thống nhượng quyền:
Đơn vị được cấp quyền thương mại nếu đảm bảo về hàng hoá, dịch vụ theo Điều 7 Nghị định 35/2006/NĐ-CP như sau:
Hàng hoá, dịch vụ được nhượng quyền không thuộc Danh mục hàng hoá, DV cấm kinh doanh.
Nếu thuộc lĩnh vực hạn chế KD. Nếu có điều kiện kinh doanh thì đòi hỏi phải có giấy phép KD do cơ quan chuyên trách cấp.
Tuy nhiên hiện nay điều kiện này đã bị bãi bỏ.
Bên nhượng quyền đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu:
Dựa vào Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về đối tượng sở hữu nhượng quyền TM như sau:
Nếu bên nhượng quyền chuyển giao cho Bên nhận quyền về việc sử dụng các đối tượng sở hữu Cn và các ND của quyền TM thì phần chuyển giao quyền SD các đối tượng SHCN có thể lập thành phần riêng trong HĐNQTM.
Phần chuyển giao quyền sử dụng các ĐT sở hữu sẽ chịu sự điều chỉnh của PL về sở hữu CN.
Cũng theo Khoản 4 Điều 287 Luật Thương mại 2005 thì bên nhượng quyền phải đảm bảo về Sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền.
Một lưu ý với bên nhận quyền là chấm dứt việc sử dụng các nhãn hiệu, tên thương mại, kinh doanh… của bên nhượng quyền khi hợp đồng kết thúc.
Những nội dung cần có trong hợp đồng nhượng quyền:
Theo Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định nội dung hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu cafe phải đảm bảo các nội dung:
- Nội dung chi tiết của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ chi tiết của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ chi tiết của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán chi tiết
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng rõ ràng
- Các vấn đề về gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Việc đăng ký hoạt động nhượng quyền cafe từ nước ngoài
Dựa theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP đã hướng dẫn các bước đăng ký hoạt động nhượng quyền TH cafe từ nước ngoài vào Việt Nam như sau:
Bước 1:Bạn cần chuẩn bị hồ sơ dựa vào Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết bởi Khoản 2 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM.
Hồ sơ chi tiết bao gồm:
Đơn ĐKHĐ Nhượng Quyền TM theo mẫu.
Bản giới thiệu về nhượng quyền TM theo mẫu.
Bản sao có công chứng Giấy CNĐKKD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của nước ngoài.
Bản photo có công chứng văn bằng bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam hoặc tại NN ( áp dụng TH có chuyển giao quyền SD các Đối tượng SHCN đã được cấp văn bằng bảo hộ)
Giấy tờ CM sự chấp thuận cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu nếu trường hợp thương nhân ĐKHĐ nhượng quyền là bên NQ thứ cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Khi đã hoàn tất hồ sơ, bên dự kiến nhượng quyền sẽ gửi hồ sơ đề nghị ĐKHĐ nhượng quyền TM đến Bộ Thương mại.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan NN chuyên trách sẽ thực hiện ĐK HĐ nhượng quyền TM vào Sổ ĐK hoạt động nhượng quyền và thông báo cho người đăng ký.
Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ thì trong 2 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan chuyên trách sẽ có văn bản thông báo cụ thể để bên nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Nếu hết thời hạn quy định cơ quan chuyên trách có quyền từ chối việc ĐK sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về việc nhượng quyền thương hiệu cafe. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng.