Dịch vụ báo cáo thuế tại Bà Rịa Vũng Tàu

Nếu Doanh nghiệp của Anh/ Chị mới thành lập, ít phát sinh, muốn tiết kiệm chi phí nên chưa muốn tuyển kế toán. Và nếu tuyển kế toán thì liệu anh chị có tin tưởng vào trình độ chuyên môn của họ hay không? Liệu rằng hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán của doanh nghiệp có đảm bảo tính chính xác hay không? Và Dịch vụ báo cáo thuế tại Bà Rịa Vũng Tàu sẽ giúp quý doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trên và hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp. Nhằm tháo gỡ và hoàn thiện bộ máy kế toán của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủ ro, ổn định lâu dài trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung mô tả công việc kế toán cần làm tại Dịch vụ báo cáo thuế tại Bà Rịa Vũng Tàu

Thu thập thông tin

Mỗi ngày, bạn cần thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong đơn vị và đưa vào chứng từ kế toán như phiếu thu, phiếu chi tiền, phiếu nhập, xuất kho, hóa đơn bán hàng,…

Kiểm tra các khoản thu chi

Kế toán phải quản lý mọi khoản thu/ chi phát sinh theo quy định công ty, quỹ tiền mặt và chứng từ đính kèm.

Tiếp nhận kiểm soát chứng từ kế toán

Hằng ngày doanh nghiệp phát sinh rất nhiều hoạt động thu chi khác nhau, kế toán phải kiểm soát những chứng từ liên quan để đảm bảo tính chính xác của các hoạt động.

Ghi chép vào sổ kế toán

Khi có các hoạt động kinh tế phát sinh thì kế toán sẽ tổng hợp, ghi chép lại tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chính xác, trung thực và kịp thời. Dựa vào các ghi chép hằng ngày này, nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại vào mỗi cuối tháng để đưa vào sổ kế toán phù hợp.

Tổng hợp và lập báo cáo tài chính

Hằng tháng nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại tất cả số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo chi tiết, cụ thể để trình lên lãnh đạo công ty, những thông tin về tài chính ấy có giá trị quan trọng trong việc đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.

Bên cạnh đó, để dễ hình dung hơn, Dịch vụ báo cáo thuế tại Bà Rịa Vũng Tàu sẽ tổng hợp công việc của kế toán như sau:

  1. Công việc phải làm hàng ngày

– Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán.

– Vào sổ quỹ, sổ tiền gửi, và các sổ sách cần thiết khác.

  1. Công việc hàng tháng

– Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).

– Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó.

– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng. (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).

– Lập tờ khai các loại thuế khác (nếu có).

– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).

– Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề.

– Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán.

– Tính lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động.

– Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ.

Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế

  1. Công việc hàng quý

– Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý).

– Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.

– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.

– Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).

– Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.

  1. Công việc hàng năm

– Đầu năm, kế toán phải làm các công việc sau:

– Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.

– Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề.

– Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề.

– Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3.

  1. Cuối năm, kế toán thực hiện các công việc sau

– Làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .

– Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm.

– Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm.

– Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.

– Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

– Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.

– Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.

– In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó.

– Lưu trữ các chứng từ và số sách.

Dịch vụ báo cáo thuế tại Bà Rịa Vũng Tàu tại Minh Châu cam kết mang đến dịch vụ tốt nhất cho DN. Với đội ngũ nhân viên tốt nghiệp trường Đại học uy tín, nhiều kinh nghiệm trong 10 năm qua.

Luật Minh Châu cam kết
+Bảo mật thông tin cho quý khách hàng
+Hoàn thành công việc đúng thời hạn theo quy định
+Tư vấn, hỗ trợ kịp thời giúp doanh nghiệp làm đúng luật, giảm số tiền thuế phải nộp và giảm rủi ro về thuế.
+Thay mặt quý doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước khi cần
+Cập nhật văn bản luật thuế mới nhất cho doanh nghiệp

Xin chân thành cảm ơn quý Doanh nghiệp.

Hãy gọi ngay Hotline 0937 967 242. Trân trọng kính chào. Kính thư

TRỤ SỞ BÀ RỊA VŨNG TÀU
Số: 66 đường Hùng Vương, P. Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Điện thoại: 0937967242 – 0937 603786
Email: quocngoc.th@gmail.com

TÌM HIỂU CÁC LOẠI THUẾ DN PHẢI NỘP

Thuế giá trị gia tăng là gì? Thuế GTGT là gì? Tổng hợp các nội dung quan trọng về thuế GTGT

Có bao nhiêu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện nay?

Căn cứ vào Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì có 03 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%, 5% và 10%.

1.2. Thời hạn nộp báo cáo thuế

Việc nộp báo cáo thuế không đúng thời hạn sẽ khiến doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, chính vì thế bộ phận kế toán đảm nhận lập báo cáo thuế cần hết sức lưu ý. Tùy vào phương thức báo cáo thuế theo tháng hay theo quý thì sẽ có thời hạn khác nhau, cụ thể như sau:

Thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo tháng muộn nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.

Thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo quý muộn nhất là ngày thứ 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Những loại báo cáo thuế phải nộp theo tháng, quý của một doanh nghiệp bao gồm:

2.1. Thuế GTGT

Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện xác định phương pháp kê khai thuế GTGT của mình là phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ phù hợp với hình thức kê khai thuế GTGT đã được xác định. Dưới đây là 2 cách giúp doanh nghiệp nhận phương thức kê khai thuế GTGT phù hợp.

Cách 1: Kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý

+ Kê khai thuế GTGT theo quý trong trường hợp doanh nghiệp mới được thành lập.

+ Trong trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động, có hoạt động phát sinh doanh thu thì được chia làm 2 trường hợp:

Nếu doanh thu liền kề năm trước thấp hơn 50 tỷ thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý.

Nếu doanh thu liền kề năm trước lớn hơn 50 tỷ thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng.

Cách 2: Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp

+ Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu lớn hơn 1 tỷ và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện.

+ Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ.

Thuế TNCN

Biểu thuế lũy tiến từng phần

– Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7  Trên 960  Trên 80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thuế thu nhập cá nhân của mỗi doanh nghiệp sẽ được kê khai theo hình thức kê khai của thuế giá trị gia tăng. Cụ thể nếu thuế GTGT kê khai theo quý thì thuế TNCN cũng thực hiện kê khai theo quý.

Doanh nghiệp nếu thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng cần thỏa mãn điều kiện là số thuế TNCN hàng tháng nộp cho cơ quan quản lý thuế phải lớn hơn 50 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp số thuế TNCN thấp hơn 50 triệu đồng/tháng thì bắt buộc doanh nghiệp kê khai thuế theo quý

Thuế TNDN

Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp năm 2021 là 20% được quy định tại Điều 11 Thông tư 78 / 2014 / TT-BTC, cụ thể như sau:

Trước ngày 01/01/2016:

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 22%.

Doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng:

Trong năm tạm tính quý theo mức thuế suất 22% (trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế);

Kết thúc năm tài chính nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20%;

Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.

Từ ngày 01/01/2016 đến nay tất cả các doanh nghiệp đang áp dụng mức thuế suất 20% và 22% chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%.

Thông thường để kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần cung cấp đầy đủ các loại chứng từ liên quan trong năm thì mới đủ điều kiện làm báo cáo thuế. Báo cáo thuế TNDN thường được kê khai theo quý. Trường hợp số thuế TNDN phát sinh thì doanh nghiệp thực hiện nộp số thuế TNDN phát sinh đó chậm nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Kê khai những hóa đơn đã sử dụng của một công ty, tổ chức thường được làm báo cáo theo quý. Theo quy định của pháp luật, đa số những doanh nghiệp cần thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Một số lưu ý khi nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp:

Toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động cần nộp báo cáo hóa đơn sử dụng kể cả với doanh nghiệp mới thành lập.

Trong kỳ nếu doanh nghiệp phát sinh hóa đơn cần sử dụng thì doanh nghiệp cần làm báo cáo sử dụng hóa đơn đó.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có thông báo phát hành hóa đơn thì không cần làm báo cáo sử dụng hóa đơn.

error: