Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg đã ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, có hiệu lực từ 20/08/2018. Vậy hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam được phân chia như thế nào? Cách ngành nghề kinh tế đặc thù trong hệ thống này là gì? Tham khảo ngay những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết dưới đây!

1. Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam gồm những mã ngành nào?

Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam tập hợp các hoạt động trong nền kinh tế, dựa theo 3 tiêu chí như sau:

He-thong-nganh-nghe-kinh-te-viet-nam-1

 Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam bao gồm 5 mã ngành nghề

– Quy trình, công nghệ sản xuất

– Nguyên vật liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm

– Đặc điểm sản phẩm sản xuất của hoạt động kinh tế

Căn cứ theo quyết định 27/2018/QĐ-Ttg thì danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam gồm 5 mã ngành:

– Ngành cấp 1: gồm 21 ngành mã hóa theo các chữ cái từ A đến U

– Ngành cấp 2: gồm 88 ngành mã hóa bằng 2 số theo ngành cấp 1 tương ứng

– Ngành cấp 3: gồm 242 ngành mã hóa bằng 3 số theo ngành cấp 2 tương ứng

– Ngành cấp 4: gồm 486 ngành mã hóa bằng 4 số theo ngành cấp 3 tương ứng

– Ngành cấp 5: gồm 734 ngành mã hóa bằng 5 số theo ngành cấp 4 tương ứng

2. Cần lưu ý gì khi đăng ký ngành nghề kinh tế tại Việt Nam

– Bất kỳ doanh nghiệp nào đều có quyền tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm và đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh khi ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện dành cho nhà đầu tư nước ngoài và bảo đảm sẽ duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

He-thong-nganh-nghe-kinh-te-viet-nam-2

Bất kỳ doanh nghiệp nào đều có quyền tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm

– Với những ngành nghề kinh doanh không nằm trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành nghề kinh doanh sẽ được ghi theo ngành, nghề quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đó

– Với những ngành nghề kinh doanh không nằm trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mã ngành nghề kinh doanh sẽ ghi nhận dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời thông báo tới Bộ Kế hoạch đầu tư để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới

– Nếu doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành nghề kinh doanh cấp 4 thì doanh nghiệp sẽ chọn ngành kinh tế cấp 4. Sau đó ghi thêm chi tiết ngành, nghề kinh doanh dưới ngành cấp 4 nhưng cần đảm bảo ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành cấp 4 đã chọn

– Doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc sẽ hoạt động theo nội dung ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, không bắt buộc cập nhật thủ tục cập nhật ngành nghề kinh doanh theo hệ thống ngành mới

3. Một số ngành nghề kinh tế đặc thù trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam

Một vài năm trở lại đây, các ngành kinh tế đặc thù trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được nhiều đơn vị lựa chọn nhất đó là:

He-thong-nganh-nghe-kinh-te-viet-nam-3

 Xuất nhập khẩu, dịch vụ tài chính và ngành độc quyền Nhà nước mà các ngành nghề kinh tế đặc thù tại Việt Nam

– Ngành xuất nhập khẩu

– Ngành liên quan đến dịch vụ tài chính

– Ngành độc quyền Nhà nước

Doanh nghiệp được phép đăng ký ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Nguyên tắc: những ngành nghề này đã quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì được ghi nhận theo ngành nghề tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Với những ngành nghề chưa có trong văn bản quy phạm pháp luật thì vẫn được xem xét ghi nhận đăng ký và lưu trữ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích liên quan đến hệ thống ngành nghề kinh doanh Việt Nam. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh là thủ tục bắt buộc dành cho mỗi đơn vị. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

>> Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh và thành lập công ty, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Đại lý thuế Minh Châu qua Hotline: 0937967242 – 0937.603.786 để được tư vấn miễn phí nhé

>> Xem ngay: Phí Thành lập công ty tại Bà Rịa Vũng Tàu

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: