Trong quá trình hoạt động, có những báo cáo lao động mà doanh nghiệp bắt buộc phải nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên nhiều công ty chưa thực sự nắm rõ điều này. Nếu không nộp hoặc chậm thời gian, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt. Không chỉ lưu ý về thời gian mà cách thức đảm bảo, địa chỉ nhận,…công ty cũng cần phải nắm rõ. Để tránh rơi vào việc xử phạt hành chính, chúng tôi xin đưa ra những thông tin cần thiết về các báo cáo lao động mà công ty cần chú ý dưới đây.
Báo cáo việc sử dụng lao động của công ty:
Dựa vào Điều 4.2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và được bổ sung tại Điều 73.1 Nghị định 35/2022/NĐ-CP và Điều 49.1 Nghị định 10/2024/NĐ-CP) cùng Điều 8.2.c và Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP đã chỉ rõ về loại báo cáo này mà doanh nghiệp cần chú ý:
Thời gian nộp: trước ngày 05.06
Hình thức nộp: Có 2 cách: nộp trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc qua đường bưu điện.
Mẫu báo cáo: Tham khảo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Đơn vị chuyên trách:
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở chính.
Ban QL khu CN/ Kinh tế/ Khu Công nghệ cao ( Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này)
Cơ quan BHXH cấp huyện nơi công ty có trụ sở chính.
Mức xử phạt nếu không nộp/ nộp chậm: Mức xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Báo cáo về việc sử dụng lao động nước ngoài:
Dựa vào Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP; Điều 32.1.a và Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định rõ ràng như sau:
Thời gian nộp: Từ ngày 15.06 đến trước 05.07.
Thời điểm nộp: từ ngày 15 tháng 06 đến trước ngày 05 tháng 07.
Số liệu để làm cáo cáo tính từ ngày 15.12 năm trước kỳ báo cáo đến 14.06 của kỳ báo cáo
Hình thức nộp:
Nộp trực tuyến qua link hoặc mã QR do Sở LĐ-TB và XH cấp.
Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc qua bưu điện.
Mẫu báo cáo: Thực hiện mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP.
Đơn vị chuyên trách:
Sở Lao động- Thương binh và XH nơi công ty có trụ sở chính.
Cục Việc Làm- Bộ LĐ- TB và XN ( nếu DN thuộc đối tượng việc cấp phép tại Cục Việc làm)
Mức xử phạt nếu không nộp hoặc nộp chậm. Bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 6.000.000 với doanh nghiệp.
Báo cáo tổng hợp về tình hình tai nạn lao động:
Báo cáo này được thể hiện tại Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP; Điều 20.3 và Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Thời gian nộp: Trước 05.07
Hình thức nộp:
Nộp trực tiếp tại cơ quan thẩm quyền.
Hoặc nộp qua fax, bưu điện, mail. Trường hợp này nêu liên hệ với Sở LĐ-TB và XH để được hướng dẫn chi tiết.
Mẫu báo cáo: Cần dựa theo phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Đơn vị nhận báo cáo: Sở LĐ_TB và XH nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Mức xử phạt: Nếu không nộp hoặc nộp muộn sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Báo cáo về y tế lao động:
Dựa vào Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT:
Thời gian: trước 05.07
Hình thức nộp: Cần thực hiện nộp trực tiếp tại Cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu báo cáo: Phụ lục 8 BH cùng với Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Cơ quan chuyên trách: Trung tâm y tế cấp huyện.
Mức xử phạt: Hiện nay chưa có quy định về việc xử phạt hành chính.
Nói chung doanh nghiệp cần phải chú ý về thời gian nộp báo cáo để tránh việc phải nộp phạt vì mức nộp chậm và không nộp ngang nhau.
Trên đây là 4 báo cáo lao động mà doanh nghiệp cần quan tâm để thực hiện theo pháp luật quy định. Mọi thắc mắc khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.