Trong cuộc sống có nhiều sự việc mọi người cần đến công chứng giấy tờ, tài liệu. Lúc này có 2 khái niệm sẽ xuất hiện là phí công chứng và thù lao công chứng. Vậy hai khái niệm này thế nào? Khác nhau điểm gì? Thông tin này sẽ được chúng tôi giải đáp dưới đây.
Khái niệm về phí công chứng và thù lao công chứng:
Phí công chứng:
Phí công chứng được định nghĩa là khoản phí mà người yêu cầu công chứng cần trả cho phòng công chứng hoặc VP công chứng khi hoàn thành các dịch vụ công chứng. Khoản phí này bao gồm:
Phí công chứng HĐ, GD
Phí dịch thuật công chứng
Phí lưu trữ di chúc
Phí cấp bản sao các VB, công chứng.
Thù lao công chứng được định nghĩa là khoản phí mà người yêu cầu CC sẽ phải trả cho phòng công chứng hoặc CPCC khi làm các hàng mục khác ngoài dịch vụ CC như soạn HĐ, giao dịch, đánh máy, dịch tài liệu.
Bắt đầu từ 01/07.2024 “thù lao công chứng” sẽ đổi thành “ Giá DV theo yêu cầu liên quan đến công chứng”
So sánh lệ phí công chứng và thù lao công chứng:
Điểm giống nhau:
Cả 2 đều có những đặc điểm sau:
Đều là chi phí mà người yêu cầu CC sẽ trả cho cơ quan công chứng để thực hiện việc liên quan đến công chứng.
Chi phí dựa theo quy định của pháp luật.
Chi phí sẽ được niêm yết rõ ràng tại cơ quan công chứng theo từng dịch vụ.
Điểm khác nhau:
Hai loại phí này mặc dù đều là khoản phí của người yêu cầu trả cho bên công chứng các hoạt động liên quan đến công chứng. Nhưng xét về phạm trù, bản chất, mức phí thì 2 loại này đều khác nhau. Do đó việc phân biệt chính xác sẽ giúp người yêu cầu CC nắm được mức phí phải trả và đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Về phạm vi áp dụng:
Phí công chứng:
Thường dùng cho dịch vụ cơ ben như công chứng VB, lưu trữ di chúc, cấp bản sao…
Thù lao công chức:
Thường dùng cho các dịch vụ ngoài công chứng như: soạn thảo HĐ, đánh máy, dịch thuật…
Về bản chất:
Phí công chứng: là những loại phí nộp cho đơn vị công chức nhằm thực hiện các hoạt động CC theo pháp luật đưa ra.
Thù lao công chứng là khoản phí phát sinh được tính theo công sức và thời gian mà người thực hiện bỏ ra để thực hiện những hạng mục khác ngoài việc công chứng.
Về phân loại:
Đối với phí công chứng gồm có 2 loại:
Phí công chứng được thiết lập dựa trên giá trị tài sản.
Phí công chứng không được thiết lập trên GTTS.
Thù lao công chứng:
Thường không có phân chia rõ ràng
Mức thù lao không liên quan đến giá trị tài sản.
Về mức chi phí:
Phí công chứng:
Sẽ có mức giá mà các đơn vị hành nghề công chứng thống nhất chung với nhau.
Được áp dụng mức phí này cho toàn quốc.
Thù lao công chứng:
Mỗi đơn vị hành nghề công chứng sẽ có mức thù lao riêng.
Mức trần thù lao công chứng ở mỗi tỉnh có sự khác nhau.
Xử phạt khi vi phạm trong quy định thu phí công chứng và thù lao công chứng:
Điều này các tổ chức hành nghề cũng như người yêu cầu công chứng cần nắm được và chấp hành quy định về phí công chứng cũng như thù lao công chứng để đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện.
Đối với người yêu cầu công chứng việc nắm rõ mức phí sẽ giúp tránh việc mất các khoản phí không thích hợp từ các đơn vị công chứng không rõ ràng về chi phí.
Nếu đơn vị thực hiện công chứng thu phí không hợp pháp, trái với quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như sau:
Sẽ bị xử phạt 3 triệu -7 triệu đồng với các hành vi:
Không niêm yết giá công khai hoặc không niêm yết đầy đủ thông tin về lệ phí và thù lao công chứng.
Phí thù lao công chứng thực tế cao hơn khoản đã niêm yết hoặc cao hơn mức trần mà UBND tỉnh đã quy định.
Sẽ bị phạt tiền từ 7 triệu- 1o triệu đồng với các hành vi:
Thu phí công chứng trái quy định của PL
Nhận hoặc yêu cầu về tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài khoản phí đã quy định.
Ngoài việc nộp phạt khoản phí trên còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thu.
Các thông tin trên đây sẽ giúp quý khách phân biệt rõ 2 loại phí, những điềm chung và phạm vi áp dụng của mỗi loại. Đồng thời nắm rõ được mức phạt mà pháp luật đưa ra để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi thực hiện hoạt động công chứng.