Trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh cần phải chú ý đến việc nộp thuế. Hiện nay có phương pháp khoán và kê khai thuế dành cho hộ kinh doanh. Vậy hai hình thức này có những đặc điểm gì khác nhau. Hãy cùng với thuế Minh Châu tìm hiểu các thông tin dưới đây.
Khái niệm về phương pháp nộp thuế khoán và phương pháp kê khai thuế.
Nộp thuế khoán:
Thuế khoán là loại thuế trọn gói được sử dụng cho các loại hình là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Vì mức thuế thấp và khó rõ ràng nên cơ quan thuế sẽ định ra một mức thuế mà hộ kinh doanh cần phải nộp dựa trên hồ sơ tự khai của người nộp cũng như ý kiến tư vấn Hội đồng TV thuế cấp xã và cơ sở dữ liệu trước đó của cơ quan thuế.
Cũng có những khái niệm đơn giản như phương pháp khoán sẽ bao gồm tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách phải nộp của hộ kinh doanh do cơ quan thuế đưa ra.
Kê khai thuế:
Phương pháp kê khai thuế là việc hộ kinh doanh cần chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế dựa vào các mẫu tờ khai quy định. Sau đó hộ kinh doanh nộp tờ khai và nộp thuế cho cơ quan thuế.
Phân biệt phương pháp khoán và kê khai
Hai hình thức có những đặc điểm khác nhau. Bạn có thể phân biệt dựa vào các điểm sau:
Về đối tượng áp dụng:
Phương pháp kê khai: Thông thường được sử dụng cho những hộ kinh doanh quy mô lớn.
Phương pháp khoán: Thường được áp dụng với những hộ kinh doanh quy mô nhỏ.
Về kỳ kê khai thuế:
Phương pháp kê khai: Thực hiện hoạt động kê khai theo tháng/quý.
Phương pháp khoán: Không cần phải kê khai.
Về chế độ kế toán, sổ sách và chứng từ:
Phương pháp kê khai: Hộ kinh doanh cần phải lập sổ sách kế toán bao gồm sổ doanh thu, sổ tiền mặt …Đồng thời phải lập các chứng từ kế toán quan trọng như phiếu thu chi, nhập-xuất kho…và lưu trữ tất cả những chứng từ, hoá đơn khác.
Phương pháp khoán: Không cần thực hiện các công việc trên.
Về hoá đơn đầu ra:
Phương pháp kê khai: Hộ kinh doanh cần đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử và xuất hoá đơn khi bán hàng hoặc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Phương pháp khoán: Hộ kinh doanh không cần đăng ký sử dụng hoá đơn ĐT. Nếu khách hàng cần hoá đơn, hộ kinh doanh sẽ phải mua hoá đơn của cơ quan thuế từng lần một.
Về số thuế phải nộp:
Phương pháp kê khai: Số thuế mà hộ kinh doanh phải nộp sẽ dựa trên tỷ lệ so với doanh thu thực tế phát sinh trong thời gian tính thuế.
Phương pháp khoán: Số thuế sẽ do cơ quan thuế đưa ra mức nhất định. Hoàn toàn không phụ thuộc vào doanh thu phát sinh. Trong trường hợp khi hộ kinh doanh mua hoá đơn của cơ quan thuế sẽ phải nộp thêm tiền thuế theo tỷ lệ giá trị hoá đơn đó.
Về quyết toán thuế năm:
Phương pháp kê khai: Hộ kinh doanh chỉ phải kê khai và nộp thuế theo tháng/quý, không cần phải quyết toán thuế năm
Phương pháp khoán: Hộ kinh doanh không phải kê khai chỉ cần nộp thuế khoán năm.
Các chứng từ, sổ sách kế toán cần phải biết
Theo thông tư 88/2021, hộ kinh doanh cần thực hiện các công việc sau:
Đảm bảo công tác kế toán:
Chủ kinh doanh sẽ là người đóng vai trò quyết định về việc những người làm kế toán cho hộ kinh doanh. Dù vị trí đó là người thân thích ruột thịt vẫn có thể làm công việc kế toán và không bị giới hạn như cách vận hành của doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh đảm bảo chế độ kế toán được trình bày rõ ở thông tư 88/2021/TT-BTC hoặc được chọn áp dụng chế độ kế toán DN siêu nhỏ được trình bày ở thông tư 132/2018/TT-BTC đảm bảo tương thích với nhu cầu và tính chất hoạt động SXKD.
Với việc lưu trữ tài liệu kế toán để đảm bảo việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh sẽ yêu cầu giống như doanh nghiệp. Chi tiết như sau:
Cần thực hiện lưu ít nhất 5 năm với tài liệu kế toán Cho việc quản lý, điều hành, không đsử dụng trực tiếp ghi chép vào sổ kế toán.
Cần thực hiện lưu ít nhất 10 năm với tài liệu, chứng từ dùng để ghi chép vào sổ KT và lập BC thuế.
Cần thực hiện lưu mãi mãi với tài liệu quan trọng với kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Các danh mục chứng từ kế toán:
Dưới đây là các loại chứng từ kế toán mà hộ kinh doanh có thể áp dụng. Tất nhiên tuỳ vào tình hình phát sinh mà kế toán lập các chứng từ cần thiết:
Phiếu thu: thực hiện khi phát sinh thu tiền mặt, nhập quỹ
Phiếu chi: thực hiện khi phát sinh trả tiền mặt
Phiếu nhập kho: Thực hiện khi nhập kho các nguyên vật liệu, sản phẩm,…
Phiếu xuất kho: Thực hiện khi xuất kho các nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá…
Bảng thanh toán tiền lương: Đây chính là khoản thu nhập của nhân viên.
Ngoài ra nếu trong quá trình hoạt động, kế toán cũng cần lưu lại những chứng từ phát sinh như hoá đơn, giấy nộp tiền vào NSNN, các giấy từ ngân hàng như giấy báo nợ, báo có, uỷ nhiệm chi.
Về sổ sách kế toán cần thiết:
Hộ kinh doanh sẽ dùng các loại sổ kế toán dưới đây:
Sổ về doanh thu bán hàng hoá hay dịch vụ: Mục đích tổng hợp doanh thu của hộ kinh doanh.
Sổ về vật liệu, dụng cu, sản phẩm và hàng hoá: Mục đích theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho bao nhiêu.
Sổ chi phí sản xuất và kinh doanh trong quá trình hoạt động: Mục đích theo dõi các chi phí trong sản xuất kinh doanh như: phí nhân công, điện, nước…
Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN: Mục đích theo dõi tình hình phát sinh và nộp thuế của Hộ kinh doanh để biết được có nộp đủ, đúng thời hạn hay không.
Sổ theo dõi tình hình chi trả tiền lương và khoản phí nộp theo hương,
Sổ quỹ tiền mặt: Mục đích theo dõi tình hình thu, chi tồn quỹ thế nào của hộ kinh doanh.
Sổ tiền gửi ngân hàng: Mục đích theo dõi tình hình thu, chi tồn quỹ tiền gửi ngân hàng,
Xác định nghĩa vụ thuế chính xác của hộ kinh doanh:
Thực tế với nghĩa vụ thuế sẽ dựa trên doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính thuế. Nghĩa là bạn nộp nhiều hay ít sẽ dựa vào doanh thu của Hộ kinh doanh, Hơn nữa ngành nghề khác nhau sẽ có tỷ lệ thuế khác nhau:
Về lĩnh vực TM mua bán HH: tỷ lệ thuế GTGT 1%, tỷ lệ thuế TNCN 0.5%
Về lĩnh vực DV không kèm hàng hoá, Xây dựng không kèm NVL: tỷ lệ thuế GTGT 5%, thuế TNCN 2%;
Về lĩnh vực SX, DV kèm hàng hoá, Xây dựng kèm NVL: tỷ lệ thuế GTGT 3%, thuế TNCN 1.5%;
Về lĩnh vực DV, SX sản phẩm thuộc ĐT chịu GTGT thuế suất 5% dựa trên phương pháp khấu trừ
Đối với các lĩnh vực khác không thuộc các nhóm trên: tỷ lệ thuế GTGT 2%,tỷ lệ thuế TNCN 1%.
Nếu hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai thuế thì cần lựa chọn đơn vị uy tín để thực hiện các công tác kế toán đảm bảo rõ ràng chính xác. Trong trường hợp cần hỗ trợ của thuế Minh Châu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ.