Vị trí kế toán rất quan trọng trong doanh nghiệp. Để đảm bảo không sai sót, kế toán viên cần phải nắm vững nguyên tắc cơ bản của kế toán. Sau đây là những thông tin cần thiết đối với nghiệp vụ kế toán. 

Các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán Việt Nam được chỉ rõ trong Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Luật kế toán số 88/2015/QH13 được ban hành 20/11/2015. 

Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc kế toán: 

Nguyên tắc kế toán là những quy tắc, hướng dẫn cần thiết mà các kế toán viên cần áp dụng trong công việc để đảm bảo sự chính xác sự minh bạch của các thông tin tài chính. 

Nguyên tắc kế toán được xem là chuẩn mực chung cho việc đánh giá, phân loại, ghi chép và báo cáo thông tin về hoạt động SXKD của các công ty. 

Ý nghĩa của việc áp dụng nguyên tắc: 

Việc áp dụng các nguyên tắc này sẽ đảm bảo được sự trung thực, minh bạch rõ ràng ngăn tình trạng gian lận trong báo cáo tài chính. 

Đồng thời cũng là nền tẳng để các nhà đầu tư xem xét tình hình tài chính giữa các doanh nghiệp một cách chính xác và đưa ra quyết định phù hợp. 

Nguyên tắc kế toán cơ bản quan trọng: 

Dựa vào hệ thống chuẩn mực KT Việt nam được ban hành, những nguyên tắc cần thiết sau đây: 

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: 

Tất cả những nghiệp vụ tài chính doanh nghiệp liên quan đên tài sản, nợ phải trả, Nguồn vốn CSH, doanh thu, chi phí cần ghi vào sổ sách kế toán đầy đủ tại thời điểm phát sinh. không dựa vào thời điểm thực tế thu hoặc chi. 

Trong báo cáo tài chính cần thể hiện rõ tình hình tài chính của DN từ quá khứ hiện tại và tương lai. 

Nguyên tắc này được minh hoạ bằng ví dụ sau: 

Ngày 4/2/X công ty A bán lô hàng cho công ty B hoá đơn số 211 ngày 4/2/X, công ty B kiểm hàng đầy đủ và đồng ý thanh toán nhưng mãi đến 20/2/X công ty B mới thanh toán tiền. Với nguyên tắc này nghiệp vụ bán hàng sẽ ghi nhận doanh thu ngày 4/2/X. 

Nguyên tắc hoạt động liên tục: 

Công tác kế toán được đặt ra trong điều kiện khi công ty hoạt động liên tục trong tương lai gần. 

Nếu trong tình hình thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính cần được lập trên cơ sở khác và công ty sẽ phải giải thích rõ ràng cơ sở đã sử dụng để lập BCTC. 

Nguyên tắc giá gốc: 

Đối với các loại tài sản đều được ghi nhận và phản ánh đúng giá gốc của chúng. 

Giá gốc cần được ghi nhận theo số tiền hoặc tương đương số tiền mà công ty đã trả theo giá trị hợp đồng vào thời điểm ghi nhận. 

Kế toán sẽ không được điều chỉnh giá gốc của tài sản  nếu không có quy định khác được đưa ra trong chuẩn mực KT cụ thể. 

Nguyên tắc trọng yếu: 

Cần chú trọng đến những yếu tố, khoản mục chi phí mang tính ảnh hưởng đến bản chất, nội dung của sự kiện kinh tế. 

Kế toán được phép bỏ qua hoặc đơn giản hoá những sự kiện không quan trọng và chắc chắn là chúng không ảnh hưởng tới bản chất của nghiệp vụ KT phát sinh. 

Nguyên tắc này sẽ giú cho việc ghi chép các thông tin kế toán trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác và khách quan của thông tin KT

Nguyên tắc phù hợp: 

Nhằm giúp doanh nghiệp xác định phần chi phí tương ứng với DT đã thực hiện. 

Nguyên tắc này yêu cầu ghi nhận doanh thu và chi phí sẽ phải phù hợp với nhau. 

Khi kế toán viên thực hiện ghi nhận khoản doanh thu thì cần phải ghi nhận khoản chi phí tương ứng dể tạo ra doanh thu đó. 

Nguyên tắc được áp dụng vào nghiệp vụ bán hàng, 

Nguyên tắc thận trọng: 

Đây là nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu về tính chính xác tin cậy của thông tin. Do đó hệ thống thông tin KT sẽ phải đảm bảo về nguyên tắc này giúp nhà đầu tư và người quản lý công ty đưa ra những lựa chọn hiệu quả. 

Với nguyên tắc này, nhân viên kế toán được phép: 

Ghi nhận rõ việc tăng chi phí hoăc giảm tài sản khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. 

Ghi nhận DT hoặc tăng nguồn vốn, TS chỉ khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích KT

Nguyên tắc quy định rõ như sau: 

Cần lập khoản dự phòng nhưng không được quá lớn

Không được phép đánh giá cao hơn GT của tài sản và các khoản thu nhập. 

Không được phép đánh giá thấp hơn GT của các khoản nợ phải trả và chi phí. 

Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu lợi KT, 

Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. 

Nguyên tắc nhất quán: 

Nguyên tắc này thể hiện công ty sẽ áp dụng, thực hiện các KN, nguyên tắc, cách thức … cần thống nhất ít nhất trong kỳ kế toán năm. 

Nếu có những thay đổi về chính sách và cách thức KT đã chọn lựa thì công ty cần phải giải trình lý do và sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong bản giải trình báo cáo tài chính. 

Việc áp dựng nguyên tắc này sẽ bảo đảm số liệu, thông tin KT trung thực, khách quan và bảo đảm sự thống nhất, so sánh được rõ ràng các chỉ tiêu trong các kỳ kế toán. 

Khi kế toán viên hiểu rõ và áp dụng đúng các nguyên tắc trên đây sẽ đảm bảo sự hiệu quả và chính xác trong công tác kế toán. Nếu muốn chúng tôi tư vấn kỹ hơn về công tác kế toán doanh nghiêp chi tiết, quý công ty có thể liên hệ với chúng tôi. 

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: