Phong trào khởi nghiệp luôn được tạo nhiều điều kiện để phát triển. Do đó nhiều Start up quyết định cho thành lập công ty để tạo tiền đề phát triển cho công ty mình. Tuy nhiên lựa chọn loại hình kinh doanh nào là điều khiến nhiều người khá băn khoăn.

Để giúp các Start up dễ dàng chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp, chúng tôi xin gửi bài viết dưới đây.

Tại sao nên lựa chọn đúng loại hình kinh doanh:

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ gắn với quyền và nghĩa vụ của công ty, cá nhân trong quá trình hoạt động. Do đó yếu tố này rất quan trọng đòi hỏi các Start up cần chú trọng.

Hơn nữa nếu không chọn đúng loại hình kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới khá nhiều đến việc phát triển doanh nghiệp như khó kêu gọi vốn sau này.

khoi-nghiep-nen-chon-loai-hinh-kinh-doanh-nao

Khi khởi nghiệp nên chọn loại hình kinh doanh nào?

Hiện nay có 5 loại hình kinh doanh như: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty TNHH một thành viên, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình có những đặc thù riêng cũng như ưu nhược điểm riêng. Các Start up có thể theo dõi chi tiết sau:

Doanh nghiệp tư nhân:

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Không có tư cách pháp nhân

Ưu điểm của loại hình này:

  • Việc thành lập đơn giản
  • Chỉ doanh nghiệp tư nhân được toàn quyền quyết định khi điều hành doanh nghiệp.
  • Loại hình này ít chịu sự ràng buộc của pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm hoàn toàn về các khoản nợ không chỉ bằng tài sản doanh nghiệp mà còn kể cả tài sản cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp nên đem lại sự tin tưởng cho đối tác.

Nhược điểm của loại hình này:

  • Việc chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình dẫn đến rủi ro cao cho doanh nghiệp rất cao.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán nào, không được khả năng huy động vốn từ bên ngoài.
  • Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp tư nhân không được quyên góp thành lập hay mua cổ phần, phần góp vốn trong công ty hợp danh, hay công ty TNHH hay công ty CP.
  • Đây là hình thức mang lại nhiều bất lợi cho chủ doanh nghiệp.

Công ty cổ phần:

Có tư cách pháp nhân

Trong vốn điều lệ được chia thành nhiều phần có giá trị bằng nhau gọi là cổ phần.

Các cổ đông tham gia góp vốn có thể cá nhân, tổ chức. Và số lượng cổ đông đòi hỏi phải trên 3 và không giới hạn số lượng.

Các cổ đông góp vốn thành lập chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vôn đã góp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái khiếu, chứng khoán…khoi-nghiep-nen-chon-loai-hinh-kinh-doanh-nao-01

Ưu điểm của loại hình này:

  • Đảm bảo việc huy động vốn dễ dàng và linh hoạt bởi không có giới hạn số lượng cổ đông góp vốn.
  • Thủ tục chuyển nhượng trong công ty cổ phần dễ dàng nên thu hút được nhiều đối tượng góp vốn.
  • Các cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của mình vào công ty.
  • Có thể hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Nhược điểm của loại hình này:

  • Do cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần góp vốn nên ít niềm tin với đối tác.
  • Việc quản lý và điều hành công ty khá phức tạp nên dễ có những sự đối kháng nhau về lợi ích.
  • Đây là hình thức có cơ cấu tổ chức phức tạp với các loại hình khác như:
  • Đại hội đồng cổ đông: Nắm quyền cao nhất. Nhưng ít hoạt động, thường mỗi năm họp 1 lần.
  • Hội đồng quản trị có quyền quản lý và ra quyết định phát triển công ty và chịu trước Đại hội đồng cổ đông.
  • Giám đốc/ Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
  • Không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các cổ đông.
  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định nào đó vì phải thông qua Hội đồng quản trị hay Đại hội đồng cổ đông…Do đó dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh của công ty.
  • Công ty cổ phần có những lợi thế nhưng cũng yêu cầu khá cao về cách thức tổ chức và quản lý. Do đó các start up cũng có thể lựa chọn hình thức này để huy động vốn từ nhiều nguồn,..

Công ty Trách nhiệm hữu hạn:

Công ty TNHH bao gồm công ty TN hữu hạn 1 thành viên và Công ty TN hữu hạn 2 thành viên trở lên. Đây là mô hình doanh nghiệp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Đối với các công ty này có tư cách pháp nhân.

Chủ thể thành lập là cá nhân hoặc tổ chức.

Các thành viên chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp trước đó vào doanh nghiệp.

Loại hình này không được huy động vốn.

Đối với công ty TN hữu hạn 1 thành viên:

Ưu điểm:

  • Do một chủ sở hữu nên có quyền quyết định toàn bộ việc điều hành của công ty
  • Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối đơn giản, dễ quản lý.
  • Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên ít rủi ro hơn cho chủ sở hữu .

Nhược điểm :

  • Ít sự tin tưởng từ cá đối tác muốn liên kết.
  • Không được phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể huy động từ vốn của chủ sở hữu hoặc có thể chuyển nhượng 1 phần vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức. Và khi chuyển nhượng như thế sẽ đông nghĩa chuyển đổi loại hình công ty sang công ty TNHH từ hai thành viên trở lên.

Đối với công ty TN hữu hạn 2 thành viên trở lên:

Ưu điểm:

  • Các thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong một số trường hợp nhất định.
  • Pháp luật quy định khá chặt về việc mua bán, chuyển nhượng vốn giữa các thành viên.
  • Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Công ty TNHH 2 thành viên có tối đa 50 thành viên nên dễ dàng huy động góp vốn hơn.

Nhược điểm:

  • Sự tin tưởng của đối tác với doanh nghiệp không bền vững do các thành viên chỉ chịu trách nhiệm theo số vốn với doanh nghiệp.
  • Loại hình công ty này không được phát hành cổ phiếu ra thị trường.
  • Đây là loại hình khá được sử dụng ở nước ta. Tuỳ theo mong muốn của người thành lập để lựa chọn loại hình nào phù hợp: 1 thành viên hay 2 thành viên trở lên.

Công ty Hợp danh:

Công ty có tư cách pháp nhân

Là công ty có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty  hay gọi là thành viên hợp danh.

Thành viên hợp danh là cá nhân chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản của mình với nghĩa vụ công ty.

Ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp  vốn là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm khoản nợ công ty trong số vốn đã góp.

khoi-nghiep-nen-chon-loai-hinh-kinh-doanh-nao-02

Ưu điểm của loại hình này:

  • Việc quản lý và điều hành không phức tạp.
  • Do các thành viên hợp danh phải chịu toàn bộ trách nhiệm của mình với hoạt động kinh doanh của công ty nên đem lại sự tin tưởng cho các đối tác.

Nhược điểm của loại hình này:

  • Loại hình này có rủi ro cho các thành viên hợp danh
  • Loại hình này khiến cho doanh nghiệp không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Như vậy dựa theo các ưu, nhược điểm trên, luật Minh Châu khuyên các nhà khởi nghiệp nên lựa chọn loại hình Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH để giảm thiểu trách nhiệm của thành viên sở hữu. Do môi trường kinh tế của Việt Nam cũng như đặc điểm của Start up thì nên chọn loại hình Công ty TNHH trước sau đó chuyển đổi sang Công ty Cổ phần.

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

error: