Việc hoạt động kinh doanh theo mô hình HKD cần có sự tham gia của các nhân viên. Vậy nhân viên có được đóng bảo hiểm tại HKD không là điều quan tâm của các chủ hộ. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin hướng dẫn từ các thông tin sau. 

Hộ kinh doanh có thể đóng bảo hiểm cho nhân viên? 

Dựa vào Điều 2, Điều 3 Luật Bảo hiểm XH 2014 đã quy định rõ ràng như sau: 

NLĐ nếu kí hợp đồng từ 1 tháng trở lên được công nhận là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

Những người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ gồm đối tượng hộ kinh doanh, cá nhân thuê lao động, Điều này có nghĩa là hộ kinh doanh ký HĐ với người lao động từ 1 tháng trở lên đều phải đóng bảo hiểm cho nhân viên. 

Quy định mức đóng BHXH của hộ kinh doanh: 

Dựa theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, HKD sẽ cần phải đóng cho NLĐ các quỹ bảo hiểm với mức sau: 

Quỹ BHXH Mức đóng phí của HKD Mức đóng phí của NLĐ
BH  thất nghiệp  Quỹ BHTN 1% 1%
BH Y tế  Quỹ BHYT 3% 1.5%
BH Xã hội  Quỹ ốm đau thai sản  3%
Quỹ hưu trí và tử tuất  14% 8%
TNLĐ-BNN 0,5%
Tổng  21.5% 10.5%

Như vậy, đối với hộ kinh doanh mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ là 32%. Trong đó HKD sẽ chịu 21,5% và NLĐ sẽ chịu 10,5% trừ vào lương mỗi tháng. 

Những nguyên tắc khi đóng BHXH của HKD: 

Khi đóng bảo hiểm cho NLĐ, Hộ kinh doanh cần chú ý các nguyên tắc sau: 

Mức hưởng BHXH trên các tiêu chí như: cơ sở mức đóng, thời gian đóng, có sự chia sẻ giữa những người lao động. 

Mức đóng này dựa trên yếu tố tiền lương mỗi tháng của NLĐ. 

NLĐ vừa đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất theo thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng 1 lần và đã được hưởng BHXH 1 lần thì sẽ không tính vào để hưởng các chế độ BHXH. 

  • Đối với quỹ BHXH cần: 
  • Đảm bảo việc quản lý tập trung, thống nhất, rõ ràng
  • Đảm bảo đúng mục đích
  • Đảm bảo việc hạch toán độc lập theo quỹ TP, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của NLĐ. 
  • Thực hiện BHXH dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo cho NLĐ tham gia bảo hiểm. 

Những hành vi bị cấm khi đóng BHXH của HKD: 

Dựa theo Điều 17 Luật BHXH 2014, những hành vi sau bị cấm: 

Trốn hoặc đóng chậm BHXHTN, BHXH bắt buộc

Chiệm dụng tiền đóng bảo hiểm 

Gian lận, làm giả hồ sơ. 

Sử dụng quỹ BH trái pháp luật. 

Gây khó dễ hoặc cản trở quyền lợi của người lao động

Truy cập vào cơ sở dữ liệu bảo hiểm trái quy định của PL

Báo cáo thông tin sai sự thật về BHTN, BHXH. 

Mức phạt khi không thực hiện đóng BHXH với HKD: 

Dựa vào Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu HKD không đóng bảo hiểm cho NLĐ mà có ký hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên thì phải chịu mức xử phạt như sau: 

➧ Mức phạt từ 12% – 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm đơn vị bị lập biên bản ( tối đa 75 triệu) với những hành vi: 

  • Trễ thời hạn đóng BHXH, BHTN cho NLĐ;
  • Thực hiện đóng BHXH, BHTN không đúng mức theo quy định. 
  • Đóng BHXH  nhưng không đủ số lượng người cần tham gia BH. 
  • Chiếm dụng số  tiền đóng BHXH, BHTN của NLĐ.

➧ Mức phạt từ từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN tại thời điểm đơn vị bị lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa 75 triệu) với hành vi không đóng bảo hiểm cho NLĐ thuộc diện tham gia BH nhưng chưa đến mức xử phạt hình sự.  

➧ Mức phạt từ 50-75 triệu đồng với những hành vi sau: 

  • Trốn đóng BHXH, BHTN nhưng hành vi chưa đến mức xử lý hình sự. 
  • Thay đổi nội dung các văn bản, tài liệu trong hồ sơ với mục đích hưởng mức đóng thâp hơn bình thường vào Quỹ BH tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức xử lý hình sự.  

Hơn nữa theo quy định bắt đầu từ ngày 01/07/2025, nếu HKD đóng chậm thì phải đóng đủ số tiền đồng thời phải nộp thêm số tiền 0,03%/ngày dựa trên số tiền BHXH tính theo số ngày đóng chậm. 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: