Chủ tịch Hội đồng quản trị có vai trò quan trọng trong vận hành công ty. Họ là người điều hành các hoạt động của hội đồng cổ đông, để đưa ra các quyết định vận hành công ty và giải quyết vấn đề. Vậy một người có làm được chủ tịch Hội đồng quản trị nhiều công ty hay không? Hãy theo dõi bài viết sau. 

Khái niệm hội đồng quản trị: 

Dựa theo Điều 153 của Luật Doanh nghiệp 2020 đưa ra quy định: 

Hội đồng quản trị có quyền đại diện công ty để quyết định và thực hiện quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp trừ những quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông công ty. 

Thông qua nghị quyết, quyết định bằng việc biểu quyết tại cuộc họp, còn lấy ý kiến của các thành viên sẽ bằng văn bản hoặc có thể các hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên trong Hội đồng sẽ có một phiếu biểu quyết. 

Nếu nghị quyết do HDQT thông qua trái với quy định của pháp luật và gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì những thành viên tán thành việc thông qua nghị quyết đó sẽ phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp. Đối với những thành viên phản đối sẽ được miễn trừ trách nhiệm. Lúc này, cổ đông có thể yêu cầu Toà án đình chỉ thực hiện hay huỷ bỏ nghị quyết. 

Chủ tịch hội đồng quản trị là gì? 

Dựa vào khoản 24 Điều 4, khoản 1 Điều 156 thuộc về Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chủ tịch HĐQT là một trong những người quản lý doanh nghiệp. 

Chủ tịch HĐQT là thành viên thuộc HĐQT và do HĐQT bầu, bãi nhiệm. Vị trí này cũng có thể kiêm nhiệm thêm chức Giám đốc hoặc TGĐ ( loại trừ trường hợp CT đại chúng hoặc CT cổ phần mà Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần)

Giải đáp: Một người có thể đồng thời làm chủ tịch HĐQT nhiều công ty? 

Dựa theo Điều 156 Luật DN 2020 đưa ra những quy định liên quan về vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị cho thấy chủ tịch HĐQT có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật như Lập kế hoạch hoạt động, CT của HĐQT, chủ trì làm chủ toạ cuộc họp, …

Nếu chủ tịch HĐQT vắng mặt hay không thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ cần uỷ quyền bằng văn cho thành viên khác thực hiện. 

Trong trường hợp thấy cần thiết, HĐQT sẽ quyết định bổ nhiệm vị trí thư ký công ty. 

Có thể thấy hiện tại phát luật không cấm việc một người làm chủ tịch HĐQT nhiều công ty.

 

Thủ tục thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị 

Trong trường hợp doanh nghiệp thấy chủ tịch Hội đồng quản trị không phù hợp có thể thực hiện việc đổi người giữ chức vụ này. 

Dựa vào Điều 50 Nghị định  01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, quy định như sau: 

Bước 1: Công ty chuẩn bị hồ sơ: 

Cần chuẩn bị các hồ sơ sau: 

Thông báo về việc đề nghị thay đổi chức năng chủ tịch HĐQT, lý do thay đổi. Người ký sẽ là chủ tịch HĐQT mới đc bầu. 

Bản sao có công chứng các giấy tờ pháp lý cá nhân người đóng vai trò Chủ tịch HĐQT. 

Nghị quyết và bản sao có công chứng về biên bản họp về vấn đề thay đổi người đại diện không ảnh hưởng đến việc thay đổi nội dung Điều lệ công ty dựa theo Điều 24 của Luật Doanh nghiệp. 

Biên bản họp về việc bầu người mới phải được thể hiện bằng tiếng Việt và có thể thêm bằng tiếng khác. 

Các tài liệu khác có liên quan đến việc này. 

Bước 2: Thực hiện việc nộp hồ sơ:

Doanh nghiệp cần tiến hàng gửi hồ sơ đăng ký về việc thay đổi nội dung ĐKDN đến Phòng ĐKKD nơi công ty đặt trụ sở. 

Thời gian giải quyết: Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên trách nhận được hồ sơ. 

Bước 3: Doanh nghiệp nhận được kết quả: 

Dựa vào ngày hẹn trên giấy Biên nhận, người đại diện doanh nghiệp đến phòng ĐKKD để nhận kết quả. 

Nếu như hồ sơ bạn hợp lệ sẽ được nhận giấy CNĐKDN. Nhưng nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung. 

Để đảm bảo việc thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị nhanh chóng, bạn có thể sử dụng dịch vụ của Thuế Minh Châu. 

Trên đây là giải đáp câu hỏi một người có thể làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhiều công ty không? Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chuyên nghiệp, nhanh chóng nhất. 

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

error: