Dựa vào Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rất rõ đối với hộ kinh doanh thì không có thời hạn tạm ngừng. Nhưng nếu bạn vẫn tạm ngừng mà không thông báo thì mức xử phát như thế nào? Chi tiết sẽ được đưa ra ở bài viết sau đây.
Tạm ngừng kinh doanh cần hiểu thế nào?
Tạm ngừng kinh doanh là việc chủ thể đơn vị ngừng kinh doanh tạm thời nghĩa là việc kinh doanh bị gián đoạn chứ không phải chấm dứt hoàn toàn. Có thể có nhiều lý do dẫn đến tình hình này. Tuy nhiên có thể phân chia từ 2 điều sau:
Thứ 1: Do bản thân chủ thể kinh doanh:
Thông thường do khó khăn về tài chính, nhân lực hoặc làm ăn thua lỗ… nên chủ thể phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Thứ 2: Do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dựa vào Điểm b Khoản 2 Điều 206 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu công ty tạm ngừng kinh doanh trong các trường hợp sau:
Liên quan đến pháp luật về quản lý thuế, môi trường và các quy định khác có liên quan.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của đơn vị:
Dựa theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ doanh nghiệp không được tạm dừng quá 1 năm. Nếu hết thời gian này nhưng vẫn muốn tạm ngưng tiếp thì thông báo lên cơ quan có thẩm quyền là phòng ĐKKD.
Dựa theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì không quy định thời hạn tạm ngừng với hộ kinh doanh.
Quy trình việc tạm ngưng kinh doanh của hộ kinh doanh:
Dựa vào Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể thấy quy trình việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ sẽ bao gồm:
Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của đơn vị dựa vào mẫu Phụ lục III-4 cùng Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bản photo có công chứng biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc ĐK tạm ngừng KD.
Các giấy tờ đê chứng minh tư cách cá nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan chuyên trách: CMTND, CCCD, giấy CN ĐK HKD, văn bản uỷ quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Khi đã hoàn thiện hồ sơ, chủ hộ cần nộp hồ sơ ít nhất trước 3 ngày làm việc trước khi tạm dừng hoạt động. Cần nộp tại Cơ quan ĐKKD cấp huyện thuộc UBND huyện nơi HKD đặt địa điểm hoạt động. Khi tiếp nhận, cơ quan KĐKD sẽ trao giấy biên nhận hồ sơ.
Bước 3: Lấy kết quả:
Trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan chuyên trách sẽ cấp giấy xác nhận việc HKD tạm ngừng hoạt động.
Hình phạt nếu HKD ngừng hoạt động nhưng không báo:
Dựa vào Điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 63 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ đưa ra mức xử phạt hành chính như sau:
Hộ kinh doanh nếu ngừng hoạt động nhưng không thông báo cho cơ quan chuyên trách sẽ bị phát tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 và còn phải thực hiện biện pháp khắc phục là phải thông báo với cơ quan ĐKKD cấp huyện.
Có thể thấy việc hộ kinh doanh tạm ngưng hoạt động sẽ không trở nên phức tạp và không bị xử phạt nếu biết cách thực hiện đúng quy định pháp luật. Mọi thắc mắc của quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.