Mọi người đều biết vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu và các thành viên công ty đã hoặc cam kết góp khi thành lập công ty, Tuy nhiên thực chất nhiều gười vẫn khá xem nhẹ khi góp vốn nên chỉ góp khi công ty có nhu cầu sử dụng. Hệ quả của vấn đề này ảnh hưởng khá nhiều đến công ty. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp các thông tin dưới bài viết sau. 

Tác động đến quyền chủ sở hữu và các thành viên: 

Với loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Nếu thành viên góp vốn không đủ theo số vốn đã cam kết sẽ xử lý như sau: 

Thành viên chưa góp vốn theo cam kết sẽ không được là thành viên của doanh nghiệp nữa. 

Thành viên chưa góp đủ vốn phần đã cam kết có quyền tương ứng với phần vốn đã góp. 

Phần vốn chưa được góp của các thành viên sẽ được chào bán theo quyết định của hội đồng thành viên. 

Điều này có nghĩa là nếu các thành viên không góp đủ vốn thì quyền hạn của TV đó sẽ bị thay đổi theo số vốn thực đã góp. Nếu TV đăng ký với mức vốn cao, và chiếm 65% vốn điều lệ, thì có quyền biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Nhưng vì không góp đủ vốn đúng thời gian dẫn đến số vốn ĐK điều chỉnh phù hợp với số vốn thực góp làm thay đổi tỷ lệ vốn của các TV. 

Do đó các TV cần cân nhắc mức vốn đảm bảo với năng lực của chính mình để đăng ký mức vốn phù hợp và góp đúng thời gian như đã cam kết. 

Với loại hình Công ty TNHH 1 thành viên

Nếu không góp vốn điều lệ đầy đủ như đã cam kết thì chủ sở hữu sẽ cần đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trí số vốn đã góp trong vòng 30 ngày tính từ ngày cuối cùng góp vốn điều lệ. 

Theo quy định pháp luật không bỏ quyền CSH trong trường hợp không góp vốn hoặc góp không đủ mà chỉ quy định CSH phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ TS của mình với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp và các thiệt hại do không góp, góp không đủ, không đúng hạn vốn ĐL.  Như vậy có thể thấy việc CSH không góp hay góp không đủ vốn ĐL  thì sẽ không ảnh hưởng gì đến quyền và nghĩa vụ của CSH và họ sẽ chỉ chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. 

Với loại hình công ty Cổ phần: 

Nếu cổ đông không góp hoặc góp vốn không đủ thì sẽ xử lý theo dưới đây: 

Với cổ đông chưa thanh toán số CP mà đã đăng ký mua trước đó thì sẽ không là cổ đông và không có quyền chuyển nhượng số cổ phần cho người khác. 

Với cổ đông chỉ thanh toán 1 phần cổ phần đã ĐK mua có quyền về biểu quyết ý kiến, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số CP đã thanh toán, không được chuyển nhượng Cp chưa thanh toán cho người khác. 

CP chưa thanh toán là CP chưa bán và HĐQT được quyền bán. 

Trong vòng 30 ngày tính từ ngày kết thúc thời gian phải TT số CP đã ĐK mua, công ty sẽ phải ĐK điều chỉnh vốn bằng mệnh giá số CP đã được TT đủ, trừ TH số cổ phần chưa TT được bán hết trong thời gian, ĐK thay đổi CĐ sáng lập. 

Điều này có nghĩa là cổ đông không thanh toán đủ số CP đã ĐK mua trong thời gian chi tiết thì tỷ lệ vốn sẽ điều chỉnh tương ứng sau khi DN thực hiện ĐK thay đổi vốn và ảnh hưởng quyền của cổ đông nếu không góp đủ. 

Các mức xử phạt khi vi phạm nếu không điều chỉnh vốn ĐL theo số vốn thực: 

Nếu vốn góp không đủ nhưng không điều chỉnh vốn theo quy định của luật hoặc chưa thực hiện góp vốn nhưng tăng vốn thì công ty sẽ bị xử phạt các mức sau: 

Vi phạm về thời hạn ĐK thay đổi ND ĐKDN nếu công ty chậm trễ trong việc điều chỉnh vốn điều lệ do các bên không góp đủ vốn sẽ phạt hành chính từ 3 đến 30 triệu đồng. 

Nếu không điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên sáng lập theo quy định khi kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh sẽ bị phạt từ 30 đến 50 triệu đồng và phải thực hiện điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông. 

Nếu vi phạm về kê khai hồ sơ ĐKDN sẽ phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Sẽ xử phạt trong trường hợp nếu QTHĐ, DN thay đổi ND ĐKDN như thay đổi trụ sửo, ngành nghề, DD PL và ghi nhạn trong Biên bản họp HĐTV, ĐHCĐ việc góp đủ vốn nhưng thực tế thì chưa góp. 

Điều này có thể thấy mức phạt cho các hành vi không góp đủ và không thực hiện ĐK  thay đổi vốn điều lệ là 100 triệu. Thông thường các doanh nghiệp chỉ bị phạt khi thông báo đến ĐKDN về việc góp vốn không đủ. Vì nhiều người không tuân thủ quy định và khi có tranh chấp nội bộ mới tiến hành thực hiện thông báo điều chỉnh. 

Vấn đề tranh chấp nội bộ: 

Thực tế cho thấy khi cổ đông không góp vốn đủ nhưng không thực hiện điều chỉnh vốn sẽ dẫn đến tranh chấp nội bộ. Thường sẽ nằm ở trong trường hợp một số thành viên hoặc cổ đông không góp hoặc góp ít nhưng vẫn tham gia quản lý DN và muốn chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn đăng ký khiến cho các thành viên đã góp đủ không chấp nhận và dẫn đến tranh chấp. 

Khi tranh chấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể phải khởi kiện giải quyết hoặc tạm ngưng hoạt động nếu mâu thuẫn gia tăng. 

Như vậy chúng ta đều thấy rằng việc không góp vốn hoặc không góp đủ thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn ảnh hưởng đến quyền lợi mọi thành viên dẫn đến tranh chấp nội bộ. 

Do đó các thành viên, CSH nên tuân thủ về thời hạn góp vốn giúp đảm bảo quá trình hoạt động của công ty ổn định và hạn chế các vấn đề phát sinh từ việc góp vốn đủ vốn. 

 

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: