Thuế là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp cần thực hiện khi kinh doanh. Tuy nhiên rất nhiều đơn vị đã cố tình trốn thuế. Để ngăn chặn tình trạng này, cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra các chế tài để xử lý nghiêm khắc hành vi trốn thuế. Vậy các chế tài đấy như thế nào? Quý doanh nghiệp theo dõi các thông tin sau:
Trốn thuế là hành vi mà cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện các hành động mà pháp luật cấm nhằm giảm đi số thuế phải nộp. Có thể hiểu những hành vi như bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để giảm doanh thu hay mua hoá đơn để tăng chi phí để khấu trừ thuế hay tạo hồ sơ giả để được hoàn thuế GTGT.
Những hành vi trốn thuế:
Dựa vào Điều 143 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 chỉ ra các hành vi bị coi là trốn thuế như sau:
Doanh nghiệp không nộp hồ sơ ĐK thuế, khai thuế hoặc nộp sau 90 ngày từ hạn cuối nộp hồ sơ hoặc hết thời gian gia hạn.
Doanh nghiệp không ghi chép chi tiết, đầy đủ trong sổ kế toán về các khoản thu ảnh hưởng tới số tiền thuế phải nộp.
Doanh nghiệp không xuất hoá đơn bán hàng hoặc ghi số tiền thấp hơn so với giá trị thanh toán thực tế.
Dùng những hoá đơn, chứng từ không hợp pháp để kê khai hàng hoá, nguyên liệu đầu vào nhằm giảm tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn miễn hoặc tăng số tiền khấu trừ hoặc số tiền thuế được hoàn lại cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sử dụng những chứng từ không đúng với giao dịch hoặc không phù hợp với giá trị thực tế của giao dịch mục đích làm sai số tiền thuế phải nộp.
Doanh nghiệp khai sai so với thực tế về hàng hoá XNK nhưng không bổ sung tờ khai sau khi hàng đã được thông quan.
Doanh nghiệp cố ý không kê khai hoặc kê khai sai về thuế với hàng hoá XNK.
Cấu kết với người gửi hàng hoá để trốn thuế.
Doanh nghiệp sử dụng những loại hàng thuộc nhóm ĐT không chịu thuế, miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo về việc chuyển đổi mục đích.
Người nộp thuế mặc dù kinh doanh trong thời gian tạm ngưng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế.
Các điểm cần chú ý:
Dựa vào Khoản 1 Điều 141 của bộ luật này, người nộp thuế không bị xử phạt hành vi trốn thuế nhưng sẽ bị xử phát theo quy định nếu nằm trong các trường hợp:
Không thực hiện nộp hồ sơ ĐK, khai thuế sau 90 ngày nhưng không có phát sinh doanh thu.
Trường hợp đã nộp HS khai thuế sau 90 ngày có phát sinh tiền thuế nộp đầy đủ số tiền nợ, tiền chậm trước thời điểm cơ quan chuyên trách ra quyết định kiểm tra.
Khi nào trốn thuế bị xử lý hình sự?
Dựa vào Điều 136 về nguyên tắc xử phạt hành chính> Nếu trường hợp vi phạm đến mức trầm trọng có thể sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng và đã bị xử phạt hành chính và chưa được xoá án tích mà vẫn tiếp tục phạm lỗi sẽ bị xử lý hình sự.
Mức xử phạt về hành vi trốn thuế:
Mức phạt hành chính về hành vi trốn thuế:
Đối với phạt hành chính:
Dựa vào Điểm d, Khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thì mức phạt sẽ gấp 1-3 lần số tiền trốn thuế. Cụ thể theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Sẽ bị phạt đúng bằng số tiền thuế nếu có 1 tình tiết giảm nhẹ trở lên nếu thuộc các trường hợp sau:
Không nộp hồ sơ ĐK thuế, khai thuế hoặc nộp sau 90 ngày ( tính từ ngày hết hạn nộp)
Không ghi chép hoặc khai sai trong sổ kế toán các khoản thu nhằm làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền phải hoàn…
Không lập hoá đơn bán hàng.
Dùng hoá đơn không được chấp nhận của pháp luật mục đích giảm thuế phải nộp hoặc tăng thuế được hoàn.
Sử dụng các chứng từ không hợp pháp, chứng từ không phản ánh giao dịch thực tế nhằm xác định số tiền phải nộp hoặc gia tăng số tiền thuế được hoàn.
Dùng các hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc miễn thuế không đúng theo quy định mà không chịu khai báo.
Doanh nghiệp có hoạt động trong thời gian xin tạm ngừng nhưng không thông báo với cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền 1.5 lần nếu thực hiện các hành vi trên mà không có tình tiết giảm hay tăng.
- Doanh nghiệp bị phạt gấp 2 lần số tiền thuế nếu vi phạm mà có t tình tiết tăng nặng
- Doanh nghiệp bị phạt gấp 2,5 lần số tiền thuế nếu vi phạm mà có 2 tình tiết tăng nặng
- Doanh nghiệp bị phạt gấp 3 lần số tiền thuế nếu vi phạm mà có 3 tình tiết tăng nặng trở lên.
Thời hiệu xử phạt nếu doanh nghiệp có hành vi trốn thuế:
Dựa vào Khoản 2 Điều 137 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 chỉ rõ như sau:
Với những trường hợp trốn thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai đến việc sai số thuế thì thời hiệu xử phạt là 5 năm bắt đầu từ ngày vi phạm.
Nếu quá thời hiệu xử phạt thì người nộp sẽ không bị xử phạt nhưng cần phải nộp đầy đủ số tiền thiếu trong thời hạn 10 năm trở về trước được tính từ ngày vi phạm.
Mức phạt hình sự về trốn thuế:
Chiếu theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 và được sửa đổi theo Khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự thể hiện rõ ràng như sau:
Với cá nhân:
Nếu một người thực hiện trốn thuế từ 100 triệu- 300 triệu hoặc dưới 100 triệu nhưng bị xử phạt hành chính và chưa xoá án tích nhưng vẫn vi phạm sẽ bị phạt từ 100-500 triệu động hoặc phạt tù từ 3 tháng- 1 năm.
Trường hợp phạm tội thuộc các trường hợp sau thì sẽ phạt từ 500 triệu- 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1-3 năm:
Tội phạm có tổ chức
Trốn thuế ở mức 300 triệu-1 tỷ đồng
Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trốn thuế.
Cá nhân tái phạm nhiều lần nguy hiểm.
Nếu cá nhân trốn thuế với số tiền 1 tỷ trở lên sẽ bị phạt từ 1,5 tỷ- 4,5 tỷ hoặc phạt từ 2-7 năm.
Ngoài ra người vi phạm có thể phạt thêm 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm công việc từ 1-5 năm hoặc tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản.
Với pháp nhân:
Nếu pháp nhân phạm tội sẽ bị xử phạt như sau:
Nếu trốn thuế số tiền từ 200 triệu đến 300 triệu hoăc từ 100 triệu- 200 triệu nhưng bị xử phạt trước đó mà chưa được xoá án tích nhưng tái phạm thì sẽ phạt tiền 300 triệu – 1 tỷ .
Nếu phạm tội thuộc điểm a, b, d, đ Khoản 2 Điều này sẽ bị phạt từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng.
Nếu phạm tội thuộc KHoản 3 Điều này sẽ phạt từ 3 tỷ-10 tỷ hoặc đình chỉ hoạt động 6 tháng- 3 năm.
Nếu phạm tội tại Điều 79 thì sẽ bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Hơn nữa pháp nhân thương mại còn bị phạt 50 triệu- 200 triệu, cấm kinh doanh, hoặc cấm huy động vốn từ 1- 3 năm.
Quy định về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự:
Cũng theo Điều 27 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 quy định thời hạn truy cứu như sau:
Thời hiệu để truy cứu trách nhiệm là thời hạn được quy định tại Bộ luật này. Dựa vào đó khi hết thời hạn thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu hình sự.
Thời hiệu truy cứu hình sự quy định gồm:
5 năm với vụ việc ít nghiêm trọng
10 năm với vụ việc nghiêm trọng
15 năm với vụ việc rất nghiêm trọng
20 năm với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể thấy rõ hình phạt cho vi phạm trốn thuế khá nghiêm khắc đối với doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo không bị xử phạt, doanh nghiệp cần đơn vị tư vấn về thuế, sổ sách kế toán cẩn thận. Thuế Minh Châu luôn sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp.