Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, sẽ không ít lần công ty sẽ phải chịu sự kiểm toán của đơn vị liên quan. Để đảm bảo cho việc kiểm tra chính xác, các doanh nghiệp cần hiểu rõ liên quan đến đối tượng kiểm toán. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể của chúng tôi để doanh nghiệp 

Khái niệm về đối tượng kiểm toán: 

Theo pháp luật quy định đối tượng kiểm toán là mọi vấn đề cần được kiểm toán liên quan đến thực trạng hoạt động tài chính của công ty. 

Đầu tiên đối tượng kiểm toán là những tài liệu kế toán như bảng cân đối kế toán, báo cáo kinh doanh, sổ sách, chứng từ kế toán…Những tài liệu này luôn được nhà quản lý và đầu tư quan tâm. 

Tuy nhiên nếu trường hợp tài liệu không gắn liền với thực trạng tài chính của ĐV kiểm toán thì tất cả các tài liệu đó đều vô nghĩa. Do sự phức tạp của các mối quan hệ tài chính và trình độ, xử lý thông tin nên rất khó khăn cho kế toán khi thu thập. 

Do đó, kiểm toán không còn giới hạn đối tượng về tài liệu mà còn phải thêm cả thực trạng tài chính của công ty dù đã được thể hiện hay chưa thể hiện trên tài liệu kế toán. Ngoài ra kiểm toán còn quan tâm đến những yếu tố khác của quản lý như: hiệu quả của các nguồn lực, mục tiêu,….

Những đối tượng kiểm toán chi tiết: 

Dựa vào Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 và Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 đã chỉ rõ các đối tượng kiểm toán chi tiết như sau: 

Báo cáo tài chính cuối năm của công ty

Báo cáo tài chính hàng năm dựa theo Luật Các TC tín dụng ( TCTD nước ngoài tại VN). 

Báo cáo tài chính của DNKD chứng khoán. 

Báo cáo tài chính hàng năm của DNNN ( trừ trường hợp DN hoạt động lĩnh vực bí mật theo quy định). 

Báo cáo tài chính của DN, TC mà NN sở hữu trên 20% quyền biểu quyết tại TĐ quyết toán. 

Báo cáo TC hàng năm của dự án có vốn ODA. 

Các yếu tố tạo nên đối tượng kiểm toán: 

Những yếu tố sau đây sẽ hình thành nên đối tượng kiểm toán: 

Tình hình hoạt động tài chính: 

Hoạt động tài chính bao gồm các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, kinh doanh, PP và thanh toán. Kết quả là lợi ích kinh tế rõ ràng qua các con số.

Các mối quan hệ là nội dung HĐTC và tiền là hình thức để giải quyết các MQH đó. 

Tài liệu kế toán: 

Đây là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kế toán. Tài liệu kế toán được chỉ ra trong Luật kế toán bào gồm: 

Các loại chứng từ 

Sổ sách kế toán chi tiết

Báo cáo tài chính đầy đủ 

Báo cáo KT quản trị

Báo cáo kiểm toán chi tiết

Báo cáo kiểm tra kế toán

Những tài liệu khác liên quan đến KT. 

Tình hình tài sản và NVTC: 

Đối với tổ chức KD hay sự nghiệp, tài sản sẽ được thể hiện ra nhiều hình thái khác nhau đáp ứng tiêu chuẩn về quy cách, phẩm chất, bảo quản…khác nhau, được lưu trữ ở kho bãi và các người quản lý không giống nhau. 

Thêm vào đó sự liên hệ giữa người QL với người QL và người sở hữu với người quản lý cũng khác nhau. 

Khi sản xuất phát triển, quy mô  tài sản tăng lên mô hình kinh doanh được mở rộng, những mối quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp dẫn đến sự khác nhau giữa thực tế và sự phản ánh của TS trên thông tin kế toán. 

Do đó dẫn tới sự ra đời của kiểm toán và đưa ra yếu tố thực trạng của tài sản. 

Tài sản trong kinh doanh thực chất được hình thành từ khá nhiều nguồn. Dựa vào sự vận động và đặc tính của từng loại với mối QHKT, nghiệp vụ nên KT được chia thành cụ thể như sau: 

  • Kiểm toán các NV vật tư;
  • Kiểm toán các NV  về tiền mặt hoặc quỹ;
  • Kiểm toán các NV của quá trình kinh doanh;
  • Kiểm toán các NV  tạo vốn và hoàn trả vốn.

Yếu tố hiệu năng, hiệu quả: 

Do quy mô KD và hoạt động sự nghiệp ngày phát triển nhưng các nguồn lực lại bị giới hạn. Nhất là trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay; để đảm bảo lợi thế cạnh tranh và tiết kiệm chi phí và thời gian, các doanh nghiệp sẽ cần chú ý đến yếu tố hiệu năng và hiệu quả. Chi tiết được ra rõ như sau: 

Yếu tố này được xem xét mạnh mẽ từ thập kỷ 80 của TK XX đến nay. 

Sự hiệu quả và hiệu năng gắn liền với nghiệp vụ hoặc DA cụ thể. 

Trước khi tiến hành kiểm toán thì yếu tố hiệu năng, hiệu quả được xem xét bởi các chuẩn mực cụ thể như mục tiêu, quy trình, nội quy, TSKT, chỉ tiêu KT…

Việc đưa ra tiêu chí cho KT hiệu năng khó hơn so với các tiêu chí cho KT hiệu quả. 

Với các tiêu chí cho tính hiệu năng thường bao gồm những mục tiêu, mục đích rõ ràng của doanh nghiệp, còn tiêu chí cho tính hiệu quả được xác định giữa đầu ra và đầu vào. 

Với những thông tin trên đây, hi vọng quý doanh nghiệp sẽ hiểu kỹ hơn về đối tượng kiểm toán, chi tiết và cách thức để đảm bảo cho việc hoàn chỉnh yếu tố này. Mọi thắc mắc liên quan đến đối tượng kiểm toán, hãy liên hệ nhanh với chúng tôi. 

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: