Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần nắm các  loại thuế cần thiết để bảo vệ quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.  Một trong số thuế mà doanh nghiệp cần phải biết là thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại. Vậy loại thuế này thế nào? quy định và cách tính ra sao? Chúng tôi xin gửi bài viết sau đây. 

Về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Khái niệm: 

Thuế TNDN hoãn lại là loại thuế sẽ phải nộp hoặc được hoàn lại trong tương lai. Khoản này được tính theo khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện tại. 

Đặc điểm của thuế TNDN hoãn lại

Loại thuế này phát sinh theo sự chênh lệch giữa đơn vị đã ghi nhận những hạng mục đã được hạch toán trên BCTC của công ty về kế toán và thuế. Thuế này trên BCTC là nghĩa vụ tính thuế của KT và thuế. Đây là công cụ để cân bằng nghĩa vụ theo kế toán và thuế. 

Nếu giá trị thuế này phải trả trong tương lai lớn hoặc nhỏ hơn so với GT cần phải nộp thực tế thì DN lúc này phải ghi nhận khoản thuế TNDN hoãn lại. 

Thực tế việc nâng GT mức thuế khác so với thực tế không tạo nên sự chênh lệch tổng thuế TNDN phải nộp. Do đó không tác động hoặc vi phạm qu định về Luật Quản lý thuế hiện nay. 

Tại sao phát sinh thuế TNDN hoãn lại: 

Nguyên nhân dẫn đến là do doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc thu hồi các GTTS. Vì thế thuế này phải trả hoặc chưa đạt hoặc vượt quá mức thuế TNDN phải thực hiện trong năm ở tương lai. 

Những lưu ý khi hạch toán tài sản thuế TNDN hoãn lại: 

Khi thực hiện lập bảng BCTC, kế toán sẽ phải xác định chi phí thuế TNDN hoãn lại theo đúng quy định của KT về thuế TNDN. 

Kế toán viên không được thể hiện vào TK TS thuế TNDN hoãn lại hoặc thuế này phải trả phát sinh từ những giao dịch ghi nhận trực tiếp vào vốn KD. 

Cuối kỳ kế toán sẽ kết chuyển con số chênh lệch số phát sinh bên nợ và bên có TK 8212 của chi phí thuế TNDN hoãn lại qua TK 911 theo kết quả KD. 

Do đó bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại trong cuối năm tài chính, KT sẽ phải ghi nhân hoặc hoàn nhập TS thuế TNDN hoãn lại phát sinh ở những giao dịch được 

Thực hiện ghi tăng GT TS thuế TNDN hoãn lại: 

Khi TS thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm tài chính > TS thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm thì sẽ thực hiện hạch toán như dưới đây: 

  • Nợ TK 243 – Tài sản thuế TNDN hoãn lại ( thực hiện ghi bên nợ khi GT TS thuế TNDN hoãn lại > hơn so với trong năm);
  • Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại (Thực hiện ghi bên có khi GTTS thuế TNDN hoãn lại > hơn so với trong năm).

Thực hiện ghi giảm TS thuế TNDN hoãn lại: 

Khi TS thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm tài chính < TS thuế  TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm thì sẽ hạch toán như dưới đây:  

  • Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại (thực hiện ghi bên nợ khi GTTS thuế TNDN hoãn lại < hơn so với trong năm);
  • Có TK 243 – Tài sản thuế TNDN hoãn lại (thực hiện ghi bên có khi GTTS thuế TNDN hoãn lại <hơn so với trong năm).

Cách tính thuế TNDN hoãn lại như thế nào? 

Xác định thuế TNDN hoãn lại thế nào

Việc xác định thuế TNDN hoãn lại sẽ theo khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN phát sinh theo 2 yếu tố: 

Ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại của năm tài chính. 

Hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải trả đã được ghi nhận của những năm trước. 

Trong BCTC cuối năm, công ty sẽ phải xác định, ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả dựa vào quy định của Chuẩn mực KT số 17 về Thuế TNDN. Công thức được áp dụng như sau: 

Thuế TNDN hoàn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ + GT được khấu trừ chuyển cho năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng + Thuế suất thuế TNDN hiện tại. 

Ghi nhận bổ sung thuế TNDN hoãn lại và ghi tăng CP thuế TNDN hoãn lại: Khi có sự chênh lệch giữa số thuế TNDN hoãn lại phát sinh> trong năm tài chính ( đối chiếu với số thuế TNDN hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm) 

Ghi giảm vào số thuế TNDN hoãn lại và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại khi có chênh lệch số thuế TNDN hoãn lại phát sinh < trong năm tài chính so với thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm. 

Những tình huống chênh lệch tạm thời cần biết: 

Cần hiểu chênh lệch tạm thời là phát sinh do sự khác biệt về thời điểm DN ghi nhận TN hoặc CP với thời điểm của PL về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc CP được khấu trừ. 

Đây cũng được xem là khoản nợ phải trả hoặc GT ghi sổ của tài sản và cơ sở tính thuế của TS hoặc nợ phải trả trên bảng cân đối KT đó. 

Hiện nay có 2 loại là chênh lệch tạm thời chịu thuế và được khấu trừ. 

Đối với chênh lệch tạm thời chịu thuế: 

Đây là khoản chênh lệch tạm thời phát sinh khi xác định TN chịu thuế của DN trong tương lai và khi GT ghi sổ của những mục TS hoặc nợ phải trả khi được thu hồi và thanh toán. 

GT ghi sổ của TS > cơ sở tính thuế của TS

GT ghi sổ của nợ phải trả < cơ sở tính thuế của nợ phải trả

Xác định GT của các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế: 

  • Đối với tài sản: Đây chính là chênh lệch giữa GT ghi sổ của TS> cơ sở tính thuế của tài sản đó;
  • Đối với nợ phải trả: Đây chính là chênh lệch giữa GT ghi sổ của khoản nợ phải < cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.

Đối với chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 

 Đây là khoản chênh lệch tạm thời phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định TN chịu thuế trong tương lai ( GTghi sổ của các mục TS và nợ phải trả được thu hồi và thanh toán. 

  • GT ghi sổ của tài sản<  cơ sở tính thuế của tài sản đó;
  • GT ghi sổ của nợ phải trả > cơ sở tính thuế của nó;
  • Xác định GT các khoản chênh lệch tạm thời sẽ được khấu trừ:
    • Đối với tài sản: Đây là chênh lệch giữa GT ghi sổ của tài sản < cơ sở tính thuế của tài sản đó;
    • Đối với nợ phải trả: Đây là chênh lệch giữa GT ghi sổ của khoản nợ phải trả > cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.

Nắm vững các  thông tin trên đây sẽ giúp doanh nghiệp bạn không bị xử phạt hay mất quyền lợi trước thuế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trả lời

error: