Nhiều người nghĩ chi nhánh công ty và văn phòng đại diện như nhau. Thực chất hai hình thức này có những điểm khác nhau. Để giúp các khách hàng hiểu rõ hơn 2 hình thức này. Thuế Minh Châu xin gửi các thông tin dưới đây để khách hàng theo dõi. 

Xét về khái niệm: 

Đối với chi nhánh công ty: 

Theo Khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra khái niệm như sau Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc công ty, có vai trò thực hiện có thể toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp ngay cả chức năng đại diện theo việc uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh công ty cần phải đúng với  doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. 

Điều này thể hiện rằng chi nhánh doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động để tạo ra doanh thu riêng nhưng vẫn phải theo ngành nghề của công ty. 

Đối với văn phòng đại diện: 

Cũng theo Khoản 2, Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra khái niệm như sau: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc công ty, luôn phải đảm bảo nhiệm vụ đại diện cho doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích. 

Điều này có nghĩa là văn phòng đại diện hoàn toàn không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu. Những hoạt động được phép bao gồm liên lạc hoặc đẩy nhanh các tiến độ cho dự án. 

Ví dụ như sau: Doanh nghiệp A sản xuất và kinh doanh B thì chi nhánh của doanh nghiệp A sẽ được kinh doanh B nhưng văn phòng đại diện của A không được phép sản xuất và kinh doanh. 

Những điểm giống nhau giữa CN công ty và VP đại diện: 

Cả hai hình thức này đều là đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp, đồng thời hoạt động dưới danh nghĩa của công ty. 

Hai hình thức này sẽ áp dụng cách đặt tên giống nhau. Và cả hai đều không có tư cách pháp nhân hay con dấu và giấy phép kinh doanh. 

Cả hai hình thức này có mã số thuế riêng với 13 số. Và cần phải làm thủ tục kê khai thông tin cũng như đăng ký hoạt động để gửi tới phòng ĐKKD cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoặc văn phòng ĐD đặt cơ sở. 

Cả hai cũng có thể thành lập nhiều trong và ngoài nước.Và có thể thành lập ở cùng tỉnh hay thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Tư cách pháp nhân: 

Chi nhánh: 

Do là đơn vị phụ thuộc và được uỷ quyền từ  công ty để thực hiện toàn bộ hay một phần nhiệm vụ của doanh nghiệp. Vì thế chi nhánh không có tư cách pháp nhân dù thực hiện các giao dịch kinh doanh. 

Văn phòng đại diện: 

Văn phòng đại diện cũng là đơn vị phụ thuộc và được công ty uỷ quyền để thực hiện các hoạt động bảo vệ lợi ích doanh nghiệp trừ việc kinh doanh. Hình thức này không có tài sản độc lập nên không có tư cách pháp nhân. 

Sự khác nhau giữa CN công ty và văn phòng đại diện: 

Để phân biệt chi nhánh công ty và văn phòng cho thuê, cần dựa trên các tiêu chí sau: 

Chức năng: 

Chức năng của chi nhánh là kinh doanh, đại diện theo sự uỷ quyền của doanh nghiệp. 

Văn phòng đại diện sẽ có nhiệm vụ giao dịch và tiếp thị theo uỷ quyền của công ty. Những công việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho các khách hàng là điều văn phòng đại diện sẽ làm. 

Hình thức hạch toán 

Chi nhánh công ty có thể sử dụng hình thức hạch toán độc  lập hoặc phụ thuộc. Còn văn phòng đại diện sẽ bắt buộc phải hạch toán phụ thuộc. 

Yếu tố hình thức kế toán và kê khai thuế 

Vấn đề này sẽ dựa vào hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc. 

Trường hợp chi nhánh đăng ký việc hạch toán phụ thuộc: 

Cùng tỉnh với trụ sở chính: Doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm việc làm báo cáo thuế hàng quý, năm và sẽ dùng chữ ký số của công ty để thực hiện việc nộp thuế môn bài. 

Khác tỉnh với trụ sở chính: Lúc này chi nhánh cần khắc con dấu riêng và mua chữ ký số riêng để thực hiện việc nộp thuế môn bài, thực hiện báo cáo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty sẽ quyết toán. 

Trường hợp chi nhánh đăng ký việc hạch toán độc lập: 

Đối với trường hợp này thì dù cùng tỉnh hay khác tỉnh, chi nhánh cần phải mua chữ ký số riêng, thực hiện khai thuế ban đầu như hồ sơ của trụ sở chính và làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính cuối năm. 

Còn với văn phòng đại diện thì công ty mẹ sẽ thực hiện tất cả các thủ tục như nộp tờ khai lệ phí và thuế  môn bài, thực hiện kê khai thuế cho văn phòng đại diện. 

Các loại thuế: 

Với hình thức chi nhánh sẽ cần nộp các loại thuế như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng văn phòng đại diện sẽ cần thực hiện nhiệm vụ là nộp thuế môn bài. 

Doanh nghiệp nên lập chi nhánh hay văn phòng đại diện: 

Thực chất việc lập chi nhánh hay văn phòng đại diện sẽ dựa vào mục đích của doanh nghiệp. 

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp muốn phát triển ở các tỉnh, thành phố với việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và đem đến những lợi ích như thuận tiện cho khách hàng khi cần giao dịch thì chọn hình thức thành lập chi nhánh. 

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp muốn đem lại sự tiện lợi khi giao tiếp, chăm sóc khách hàng, trao đổi hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ thi công …thì nên chọn hình thức thành lập văn phòng đại diện. 

Và để thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện được dễ dàng thì bạn nên sử dụng các dịch vụ thành lập của Minh Châu. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về các hình thức, yêu cầu nhiệm vụ của mỗi hình thức. Dựa vào đó việc hoạt động của quý công ty sẽ trở nên thuận lợi hơn. 

 

 

 

Hỗ trợ giải đáp




Trả lời

error: